Cây xanh đổ làm thiệt hại tài sản, ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại?
Như chúng ta đã biết, sau khi cơn bão số 3 (bão Yagi) đi qua, trên các địa bàn c…
Khởi kiện là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác. Để được khởi kiện vụ án dân sự, thì phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Quyền khởi kiện vụ án dân sự
Theo quy định tại Điều 186 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.
Như vậy, khi quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, thì có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án.
Bên cạnh đó thì trong một số trường hợp, pháp luật còn cho phép một số đối tượng nhất định có quyền khởi kiện nhằm đảm bảo công lý, công bằng xã hội khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng hay lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm. Những đối tượng này được quy định tại Điều 187 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
2. Chủ thể khởi kiện phải có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự
Theo quy định tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án.
Năng lực hành vi tố tụng dân sự là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự. Đương sự là người từ đủ mười tám tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, trừ người mất năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác.
Trường hợp cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án.
Cá nhân là người không biết chữ, người khuyết tật nhìn, người không thể tự mình làm đơn khởi kiện, người không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có đủ năng lực tố tụng dân sự làm chứng. Người làm chứng phải ký xác nhận vào đơn khởi kiện.
Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án.
3. Vụ án được khởi kiện phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Thẩm quyền của Tòa án được xác định chính xác khi khởi kiện sẽ tránh sự chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ của Tòa án, góp phần giải quyết đúng, tạo điều kiện cho đương sự tham gia tố tụng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Ngoài ra thì việc phân định thẩm quyền giữa các Tòa án sẽ góp phần giúp các Tòa án thực hiện đúng nhiệm vụ của mình và người khởi kiện dễ thực hiện quyền khởi kiện của mình.
Để vụ án được thụ lý thì đơn khởi kiện phải gửi đến đúng Tòa án có thẩm quyền giải quyết và tòa án chỉ thụ lý vụ án dân sự đối với những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của mình.
Theo Điều 4 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP thì vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án là trường hợp mà theo quy định của pháp luật thì các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác hoặc đang do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác giải quyết.
Về thẩm quyền của Tòa án được quy định cụ thể tại Chương III Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
4. Vụ án vẫn còn thời hiệu khởi kiện.
Theo quy định tại Điều 184 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được xác định như sau:
“Điều 184. Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự
1. Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự.
2. Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc.
Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ”.
5. Sự việc chưa được giải quyết bằng một bản án hay quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Điều kiện này bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định đã được giải quyết thì không giải quyết lại nữa để tránh tình trạng chồng chéo. Theo quy định tại điểm c khoản 192 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì Tòa án sẽ chỉ thụ lý những vụ việc mà trước đó chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp:
Như vậy, khi đáp ứng các điều kiện nêu trên thì được khởi kiện vụ án dân sự.