Chủ đề liên quan

Công ty Luật Hùng Thắng
Số điện thoại Công ty Luật Hùng Thắng
Liên hệ Công ty Luật Hùng Thắng

Bài viết dưới đây của Luật Hùng Thắng sẽ tư vấn cho người dân về cách thức bỏ phiếu của cử tri. Ngày 23/5/2021 là ngày bầu cử Quốc hội khóa 15 và Hội đồng nhân dân (HĐND) nhiệm kỳ 2021 – 2026.  Bầu cử đại biểu Quốc Hội và đại biểu Hội đồng nhân dân là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân.

1. Nguyên tắc bỏ phiếu

Tại Điều 69 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy 08 nguyên tắc bỏ phiếu như sau:

- Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc hội và bỏ một phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân tương ứng với mỗi cấp Hội đồng nhân dân.

- Cử tri phải tự mình, đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này; khi bầu cử phải xuất trình thẻ cử tri.

- Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri. Trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.

- Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử. Đối với cử tri là người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mà trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc không tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng hoặc cử tri là người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử.

- Khi cử tri viết phiếu bầu, không ai được xem, kể cả thành viên Tổ bầu cử.

- Nếu viết hỏng, cử tri có quyền đổi phiếu bầu khác.

- Khi cử tri bỏ phiếu xong, Tổ bầu cử có trách nhiệm đóng dấu “Đã bỏ phiếu” vào thẻ cử tri.

- Mọi người phải tuân theo nội quy phòng bỏ phiếu.

2. Hướng dẫn bỏ phiếu bầu cử

Thông tư 01/2021/TT-BNV hướng dẫn chi tiết về cách thức bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND 2021 – 2026 như sau:

Bước 1: Đến khu vực bỏ phiếu

Cử tri tự mình đi đến khu vực bỏ phiếu thực hiện quyền bầu cử. Không được nhờ người khác bầu hộ, bầu thay. Thời gian bỏ phiếu từ 7h đến 19h ngày 23/05/2021.

Bước 2: Nhận phiếu bầu

Khi đến khu vực bỏ phiếu, cử tri xuất trình Thẻ cử tri để được nhận phiếu bầu cử. Cử tri sẽ được nhận phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội và phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

Bước 3: Viết phiếu

Sau khi đọc danh sách và tiểu sử của người ứng cử được niêm yết trong khu vực bỏ phiếu, cử tri tiến hành viết phiếu bầu. Những lưu ý khi viết phiếu bầu như sau:

- Khi cử tri gạch phiếu bầu, không ai được xem, kể cả các thành viên Tổ bầu cử.Nếu cử tri gạch bị nhầm hoặc bị hỏng, cử tri có quyền đổi phiếu bầu khác.

- Nếu cử tri không tín nhiệm người ứng cử nào thì gạch ngang cả họ và tên người ứng cử đó (gạch đè lên hàng chữ họ và tên người ứng cử); 

- Không khoanh tròn;

- Không được đánh dấu trên phiếu bầu; 

- Không được viết thêm, không được ghi tên người ngoài danh sách ứng cử vào phiếu bầu;

- Không bầu quá số đại biểu được ấn định trong phiếu bầu; 

- Không để nguyên phiếu bầu đối với phiếu bầu có số dư người ứng cử (không gạch tên người ứng cử nào) hoặc gạch tất cả người ứng cử trong phiếu bầu.

- Cử tri không thể tự gạch phiếu bầu thì nhờ người khác gạch phiếu hộ nhưng phải tự mình bỏ phiếu. Người gạch phiếu hộ phải đọc đầy đủ họ và tên những người ứng cử trên phiếu bầu để cử tri tự mình quyết định. Người gạch hộ phiếu bầu phải ghi trung thực ý muốn của cử tri nhờ viết hộ và bảo đảm bí mật phiếu bầu. Khi viết hộ phiếu bầu xong phải giao lại phiếu bầu cho cử tri để cử tri tự mình bỏ phiếu vào hòm phiếu. 

Bước 4: Bỏ vào hòm phiếu

Sau khi điều phiếu bầu cử, cử tri đích thân bỏ phiếu vào hòm phiếu.

Lưu ý: Trường hợp người khuyết tật không thể bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.

Sau khi cử tri bỏ phiếu xong, Tổ bầu cử sẽ đóng dấu “Đã bỏ phiếu” vào Thẻ cử tri của cử tri.

3. Quy định về phiếu bầu không hợp lệ

Phiếu bầu không hợp lệ được quy định tại khoản 1 Điều 74 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 bao gồm:

- Phiếu không theo mẫu quy định do Tổ bầu cử phát ra;

- Phiếu không có dấu của Tổ bầu cử;

- Phiếu để số người được bầu nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử;

- Phiếu gạch xóa hết tên những người ứng cử;

- Phiếu ghi thêm tên người ngoài danh sách những người ứng cử hoặc phiếu có ghi thêm nội dung khác.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hùng Thắng. Trường hợp bạn còn vướng mắc cần tư vấn trực tiếp hãy liên hệ với chúng tôi. Luật sư tư vấn của Luật Hùng Thắng luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc của bạn.

Công Ty Luật Hùng Thắng

Trụ sở: 10-A9, Tập thể Bộ Công an, Phường Tứ Liên, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.

VP Hà Nội: Số 202 Mai Anh Tuấn, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.

VP Hà Tĩnh: 286 Phường Nguyễn Du, Thành phố Hà Tĩnh, Tỉnh Hà Tĩnh.

Điện thoại: 0243 8245 666.

Hotline: 19000185

Email: info@luathungthang.com.


21/05/2021
Lịch trình cho

Tư vấn miễn phí

Công ty Luật Hùng Thắng chuyên tư vấn doanh nghiệp, tư vấn luật doanh nghiệp, tư vấn thành lập công ty, tư vấn pháp lý thường xuyên, tư vấn thay đổi đăng ký kinh doanh, tư vấn đất đai, tư vấn hợp đồng, tư vấn hôn nhân, tư vấn ly hôn, tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình, luật sư bào chữa..

19000185