Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán Ất Tỵ năm 2025
Thông báo lịch nghỉ Tết Nguyên Đán Ất Tỵ năm 2025 của Công ty Luật Hùng Thắng
Về vấn đề này, Luật sư Trần Đức Thắng – Giám đốc Công ty Luật TNHH Hùng Thắng, Đoàn Luật sư TP Hà Nội có ý kiến như sau:
Luật sư Trần Đức Thắng – Giám đốc Công ty Luật TNHH Hùng Thắng,
Đoàn Luật sư TP Hà Nội
Cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 là sự kiện chính trị quan trọng, là nơi để cử tri phát huy quyền làm chủ, nơi lựa chọn bầu ra những người tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ mới, góp phần tích cực vào việc xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Quyền bầu cử là quyền cơ bản của công dân theo quy định của pháp luật trong việc được lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước. Quyền bầu cử bao gồm việc giới thiệu người ứng cử và bỏ phiếu bầu cử để lựa chọn người đại diện cho mình tại Quốc hội và HĐND các cấp.
Quyền ứng cử là quyền cơ bản của công dân khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật thì có thể thể hiện nguyện vọng của mình được ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu HĐND.
Cụ thể về quyền bầu cử và ứng cử được ghi nhận tại Điều 27 Hiến pháp 2013 như sau:
“Điều 27.
Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định”.
Và Điều 2 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND 2015:
Điều 2. Tuổi bầu cử và tuổi ứng cử
Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này.
Theo đó, công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND các cấp theo quy định.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015:“Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước Hội đồng nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình”.
Cũng theo Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015, Đại biểu HĐND có những quyền cơ bản sau:
Theo Điều 30 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND 2015 quy định:
“Điều 30. Những trường hợp không được ghi tên, xóa tên hoặc bổ sung tên vào danh sách cử tri
Như vậy, công dân Việt Nam đủ 18 tuổi mà bị Tòa án kết án phạt tù nhưng được hưởng án treo vẫn có quyền bầu cử và ghi tên vào danh sách cử tri nơi mình cư trú để tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND theo quy định nếu như trong bản án không có hình phạt tước quyền bầu cử (tức hình phạt tước một số quyền công dân theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 32 và Điều 44 Bộ luật Hình sự 2015).