Cây xanh đổ làm thiệt hại tài sản, ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại?
Như chúng ta đã biết, sau khi cơn bão số 3 (bão Yagi) đi qua, trên các địa bàn c…
Sau khi báo BVPL phản ánh: Công an TP Hồ Chí Minh vừa tiếp nhận đơn trình báo của ông Phạm Phú Kha (SN: 1954, trú tại chung cư CH1 – Cityland Park Hill, quận Gò Vấp, TP HCM) về việc bị một nhóm đối tượng đến tận chung cư đang sinh sống để uy hiếp, đe dọa, ép ký nhận khoản nợ “khống” lên đến 68 tỷ đồng. Theo đó, do trong quá trình làm ăn, con trai của ông là Phạm Phú Kim có quen biết và mượn nhóm đối tượng trên một khoản nợ. Nhưng vì chưa có tiền thanh toán nên nhóm đối tượng này đã cho người đến nhà ông Kha uy hiếp, khủng bố buộc vợ ông Kha phải chuyển khoản số tiền 5 tỷ đồng, ép Phạm Phú Kim ký giấy nhận nợ, buộc giao một chiếc ô tô hiệu Inova trị giá gần 1 tỷ đồng, một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trị giá gần 2 tỷ đồng và 100 triệu đồng tiền mặt.
Về vấn đề này, Luật sư Trần Đức Thắng – Giám đốc Công ty Luật TNHH Hùng Thắng, Đoàn Luật sư TP Hà Nội có ý kiến như sau:
Luật sư Trần Đức Thắng – Giám đốc Công ty Luật TNHH Hùng Thắng, Đoàn Luật sư TP Hà Nội
Hành vi uy hiếp, ép nhận nợ “khống” để chiếm đoạt 68 tỷ đồng cùng các tài sản khác như ô tô, tiền mặt, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của nhóm đối tượng trên nói riêng và hành vi uy hiếp, ép nhận nợ nhằm chiếm đoạt tài sản nói chung sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự (sửa đổi, bổ sung năm 2017), cụ thể:
“Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản
1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.
Như vậy, người nào có hành vi uy hiếp, ép nhận nợ “khống” nhằm chiếm đoạt tài sản sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) với mức phạt cao nhất là 20 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.