Kéo dài thời gian thí điểm kinh doanh casino tại Việt Nam
Đối với doanh nghiệp kinh doanh casino đầu tiên được cho phép thí điểm cho người…
Xử lý hành vi không trả tiền khi mua bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ
Trong quá trình trao đổi mua bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ thì bên mua hàng, bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ trả tiền mua hàng hóa, trả tiền sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận. Tuy nhiên, một số trường hợp khách hàng cố tình không thanh toán tiền theo thỏa thuận. Vậy hành vi không trả tiền khi mua bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ bị xử lý như thế nào?
1. Nghĩa vụ thanh toán của người mua hàng và người sử dụng dịch vụ
Tại Điều 119 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.”
Tại Điều 440, Điều 515 quy định về nghĩa vụ trả tiền mua hàng và sử dụng dịch vụ cụ thể:
“Điều 440. Nghĩa vụ trả tiền
1. Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thời hạn, địa điểm và mức tiền được quy định trong hợp đồng.
2. Trường hợp các bên chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản thì thời hạn thanh toán tiền cũng được xác định tương ứng với thời hạn giao tài sản. Nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản và thời hạn thanh toán tiền thì bên mua phải thanh toán tiền tại thời điểm nhận tài sản.
3. Trường hợp bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi trên số tiền chậm trả theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật này.
Điều 515. Nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ
1. Cung cấp cho bên cung ứng dịch vụ thông tin, tài liệu và các phương tiện cần thiết để thực hiện công việc, nếu có thỏa thuận hoặc việc thực hiện công việc đòi hỏi.
2. Trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận.”
Như vậy, khi mua bán trao đổi hàng hóa, sử dụng các loại dịch vụ thì bên mua hàng, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền theo thỏa thuận tương ứng với thời hạn giao tài sản hoặc tại thời điểm nhận tài sản, tại địa điểm thực hiện công việc khi hoàn thành dịch vụ, (trừ trường hợp có thỏa thuận khác).
Hành vi không trả tiền sử dụng dịch vụ hay không trả tiền khi mua hàng hóa, đặc biệt là khi có ý định gian dối hoặc chiếm đoạt, có thể bị xử lý phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự theo quy định.
2.Xử phạt hành chính
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình quy định:
“Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
………
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
………
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều này;”
Từ những căn cứ trên, với hành vi không trả tiền khi sử dụng dịch vụ hoặc mua bán hàng hóa có thể bị xử phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, tùy theo mức độ, tính chất hành vi vi phạm tại thời điểm xảy ra sự việc. Đồng thời, bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, trường hợp người nước ngoài có hành vi vi phạm sẽ bị trục xuất theo quy định và buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp, trả lại trả lại tài sản hoặc khôi phục lại tình trạng ban đầu theo quy định pháp luật.
3. Xử lý hình sự
Căn cứ Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 thì hành vi sử dụng dịch vụ hoặc mua hàng không trả tiền có thể bị xử lý về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, mức xử phạt như sau:
“Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”.
Như vậy, hành vi thực hiện giao dịch hoặc mua bán hàng hóa nhưng không trả tiền tùy theo giá trị tài sản và tính chất, mức độ vi phạm mà người phạm tội sẽ bị phải chịu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt tương đương. Mức phạt nhẹ nhất là cải tạo không giam giữ đến 3 năm, mức phạt nặng nhất là 20 năm tù.
Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản theo quy định.
Nếu còn vướng mắc liên quan đến các vấn đề tư vấn pháp lý khác, vui lòng liên hệ CÔNG TY LUẬT HÙNG THẮNG để được tư vấn cụ thể
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT HÙNG THẮNG
Trụ sở: 10-A9, Tập thể Bộ Công an, Phường Tứ Liên, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.
VP Hà Nội: Số 202 Mai Anh Tuấn, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.
VP Hà Tĩnh: 286 Phường Nguyễn Du, Thành phố Hà Tĩnh, Tỉnh Hà Tĩnh.
Hotline: 19000185
Email: info@luathungthang.com