Xử lý hành vi không trả tiền khi mua bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ
Trong quá trình trao đổi mua bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ thì bên mua hàng, bên…
Trong những ngày gần đây, một số tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch bệnh COVID – 19 theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, trong thời gian thực hiện giãn cách thì “người dân chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như: mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, khám chữa bệnh, tiêm chủng và các trường hợp khẩn cấp khác; đi công tác công vụ, làm việc tại cơ quan, công sở, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động. Thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp, không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và nơi công cộng…”.
Trong trường hợp đi công tác công vụ, làm việc tại cơ quan, công sở, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động thì cá nhân phải được cấp Giấy đi đường theo đúng quy định của pháp luật. Vì vậy, người có hành vi làm giả hoặc sử dụng Giấy đi đường giả thì tùy theo tính chất, mức độ và hậu quả xảy ra có thể bị xử lý hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể như sau:
1. Xử lý vi phạm hành chính
Thực hiện giãn cách xã hội có nghĩa là “Hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động, dịch vụ tại nơi công cộng tại vùng có dịch”.
Theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 52 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 thì thực hiện giãn cách xã hội được xem là một trong những biện pháp phòng chống dịch trong thời gian có dịch. Chính vì vậy, người có hành vi vi phạm quy định về áp dụng biện pháp phòng chống dịch, cụ thể là làm giả hoặc sử dụng Giấy đi đường giả để ra ngoài thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Y tế. Cụ thể:
“Điều 12. Vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế;
…”
2. Xử lý hình sự
Người thực hiện hành vi làm giả hoặc sử dụng Giấy đi đường giả để ra ngoài còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” theo quy định tại Điều 341 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 với mức hình phạt cao nhất lên đến 7 năm tù. Cụ thể:
“Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”