Chủ đề liên quan

Công ty Luật Hùng Thắng
Số điện thoại Công ty Luật Hùng Thắng
Liên hệ Công ty Luật Hùng Thắng

Chào Luật sư, tôi muốn hỏi luật sư về vấn đề một bên không chịu đến Tòa thì có ly hôn được không? Vợ chồng tôi thường xuyên có nhiều mâu thuẫn, lâu dần không thể tìm được tiếng nói chung trong hôn nhân. Vì vậy tôi quyết định nộp đơn lên tòa, tuy nhiên nhiều lần tòa gọi nhưng vợ tôi không chịu hợp tác. Vậy nếu tiếp tục như vậy chúng tôi có thể ly hôn không? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.

Trả lời:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Hùng Thắng. Về vấn đề này chúng tôi xin được tư vấn như sau:

1. Quyền yêu cầu ly hôn

Khoản 1 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình quy định như sau:

 

“1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.”
Theo đó, vợ hoặc chồng đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Do đó, việc ly hôn không nhất thiết phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng mà chỉ có yêu cầu từ một bên thì tòa án cũng xem xét để giải quyết.
Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 65 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“ 1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”
Theo quy định trên, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn và Tòa án sẽ giải quyết cho ly hôn nếu việc hòa giải không thành và phải có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt khi nào?

Theo quy định tại Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự:
“ Điều 227. Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.
Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:
a) Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;
b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;
c) Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;
d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật;
đ) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.”
Theo đó, trường hợp Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà vợ bạn vắng mặt thì Tòa án sẽ hoãn phiên tòa (trừ trường hợp vợ bạn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt); trường hợp Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vợ bạn (bị đơn) vắng mặt mà không phải vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa sẽ tiến hành xử vắng mặt vợ bạn. Nếu vắng mặt tại phiên tòa thì vợ bạn sẽ không được thực hiện một số quyền tố tụng, điều này sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của vợ bạn.
Vì vậy, nếu vợ bạn không có mặt tại Tòa án trong quá trình ly hôn, Tòa án vẫn giải quyết cho ly hôn khi việc hòa giải không thành và phải có căn cứ ly hôn theo quy định.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hùng Thắng. Nếu bạn có gì thắc mắc cần tư vấn trực tiếp vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

Thông tin liên hệ:

Công Ty Luật Hùng Thắng

Trụ sở: 10-A9, Tập thể Bộ Công An, Phường Tứ Liên, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.

VP Hà Nội: Số 202 Mai Anh Tuấn, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.

VP Hà Tĩnh: 286 Phường Nguyễn Du, Thành phố Hà Tĩnh, Tỉnh Hà Tĩnh.

Hotline: 19000185

Email: info@luathungthang.com.

 


23/04/2021
Lịch trình cho

Tư vấn miễn phí

Công ty Luật Hùng Thắng chuyên tư vấn doanh nghiệp, tư vấn luật doanh nghiệp, tư vấn thành lập công ty, tư vấn pháp lý thường xuyên, tư vấn thay đổi đăng ký kinh doanh, tư vấn đất đai, tư vấn hợp đồng, tư vấn hôn nhân, tư vấn ly hôn, tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình, luật sư bào chữa..

19000185