Chủ đề liên quan

Công ty Luật Hùng Thắng
Số điện thoại Công ty Luật Hùng Thắng
Liên hệ Công ty Luật Hùng Thắng

Vợ chồng có quyền lựa chọn chế độ tài sản trong hôn nhân theo luật định hoặc theo thỏa thuận. Tuy nhiên, việc lựa chọn chế độ tài sản cần đáp ứng những điều kiện, thủ tục theo quy định của pháp luật. Văn phòng luật tư vấn hôn nhân gia đình, chúng tôi sẽ đưa ra những phân tích các quy định pháp luật về chế độ tài sản trong hôn nhân để bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

1. Chế độ tài sản theo luật định

Chế độ tài sản theo luật định được áp dụng trong trường hợp vợ chồng không lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận hoặc có thỏa thuận về chế độ tài sản nhưng thỏa thuận đó bị Tòa án tuyên bô vô hiệu. Chế độ tài sản chung theo luật định được quy định từ Điều 33 đến Điều 46, từ Điều 59 đến Điều 64 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

1.1: Tài sản chung của vợ chồng trong quá trình hôn nhân

Tài sản chung của vợ chồng được xác định theo Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014:

“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

Bên cạnh đó, điều 9, điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP giải thích thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân bao gồm:

“Điều 9. Thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân

1. Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 11 của Nghị định này.

2. Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước.

3. Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 10. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng

1. Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của mình.

2. Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của mình.”

1.2: Tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản riêng của vợ chồng bao gồm:

1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng

Theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.”

Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định về tài sản riêng khác của vợ, chồng bao gồm:

“1. Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.

2. Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.

3. Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.”

2. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận

2.1. Về thủ tục

Điều 47 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

“Trong hôn nhân, vợ chồng có quyền lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận hoặc chế độ tài sản theo luật định. Nếu chế độ tài sản theo thỏa thuận thì cần phải lập trước khi kết hôn bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực.”

Như vậy, việc lập thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng dựa trên những tiêu chí sau:

- Thời điểm lập thỏa thuận: Phải lập trước khi kết hôn

- Hình thức thỏa thuận: Lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực

- Nội dung văn bản thỏa thuận: Theo quy định tại Điều 48 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nội dung văn bản thỏa thuận như sau:

“a) Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng;

b) Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình;

c) Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản;

d) Nội dung khác có liên quan.”

Tài sản theo vợ chồng thỏa thuận được xác định như sau ( Điều 15 Nghị định 126/2014/NĐ-CP)

- Tài sản giữa vợ và chồng bao gồm tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng;

- Giữa vợ và chồng không có tài sản riêng của vợ, chồng mà tất cả tài sản do vợ, chồng có được trước khi kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc tài sản chung;

- Giữa vợ và chồng không có tài sản chung mà tất cả tài sản do vợ, chồng có được trước khi kết hôn và trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc sở hữu riêng của người có được tài sản đó;

- Xác định theo thỏa thuận khác của vợ chồng.

2.2. Nghĩa vụ thông báo với bên thứ ba về chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng

Điều 16 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định như sau:

“Trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được áp dụng thì khi xác lập, thực hiện giao dịch vợ, chồng có nghĩa vụ cung cấp cho người thứ ba biết về những thông tin liên quan; nếu vợ, chồng vi phạm nghĩa vụ này thì người thứ ba được coi là ngay tình và được bảo vệ quyền lợi theo quy định của Bộ luật Dân sự.”

2.3. Sửa đổi, bổ sung chế độ tài sản của vợ chồng

Theo Điều 17 Nghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn về sửa đổi bổ sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng như sau:

“1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được áp dụng thì trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận sửa đổi, bổ sung một phần hoặc toàn bộ nội dung của chế độ tài sản đó hoặc áp dụng chế độ tài sản theo luật định.

2. Thỏa thuận sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.”

Sau khi kết hôn, nếu thấy các nội dung trong văn bản thỏa thuận không phù hợp thì vợ chồng có thể thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung một phần hoặc toàn bộ nội dung thỏa thuận. Hoặc có thể thỏa thuận áp dụng chế độ tài sản theo luật định.

Hậu quả của việc sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản theo luật định được quy định tại Điều 18 Nghị định 126/2014/NĐ-CP như sau:

“1. Thỏa thuận sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng có hiệu lực từ ngày được công chứng hoặc chứng thực. Vợ, chồng có nghĩa vụ cung cấp cho người thứ ba biết về những thông tin liên quan theo quy định tại Điều 16 của Nghị định này.

2. Quyền, nghĩa vụ về tài sản phát sinh trước thời điểm việc sửa đổi, bổ sung chế độ tài sản của vợ chồng có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.”

2.4. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu

Điều 50 Luật Hôn nhân và gia đình quy định như sau:

“1. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan;

b) Vi phạm một trong các quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này;

c) Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình.

2. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn khoản 1 Điều này.”

- Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan

Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng là một giao dịch dân sự, thỏa thuận đó bị vô hiệu khi không tuân thủ về các điều kiện có hiệu lực của giao dịch được nêu sau đây:

Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 quy định về các điều kiện có hiệu lực của giao dịch như sau:

“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

  1. a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
  2. b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
  3. c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;
  4. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định”

- Nội dung của văn bản thỏa thuận chế độ tài sản vi phạm quy định tại các điều 29,30,31,32 Luật hôn nhân và gia đình 2014;

- Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình.

Quy định này đưa ra nhằm ngăn chặn những thỏa thuận được vợ chồng đặt ra nhằm trốn tránh nghĩa vụ, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể khác.

3. Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình của Luật Hùng Thắng

- Tư vấn về kết hôn và đăng kí kết hôn

+ Tư vấn quy định pháp luật về điều kiện kết hôn và thủ tục đăng kí kết hôn

+ Tư vấn đăng kí kết hôn giữa người Việt Nam và người có quốc tịch Việt Nam với người có quốc tịch nước ngoài,…

- Tư vấn về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân

+ Tư vấn về lựa chọn chế độ tài sản vợ chồng trong hôn nhân

+ Tư vấn về tài sản riêng, tài sản chung của vợ chồng,…

+ Tư vấn về quyền thừa kế tài sản giữa vợ và chồng

- Tư vấn ly hôn và thủ tục ly hôn

+ Tư vấn về thuận tình ly hôn, ly hôn theo yêu cầu một bên

+ Tư vấn và hướng dẫn thủ tục ly hôn

+ Tư vấn về điều kiện, căn cứ, yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn

+ Tư vấn về chia tài sản khi ly hôn

+ Tư vấn về quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau ly hôn, quyền thăm nom và nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn, thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn.

+ Tư vấn về ly hôn có yếu tố nước ngoài

- Tư vấn các vấn đề khác của hôn nhân gia đình 

+ Tư vấn về quan hệ giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái, tư vấn về giám hộ.

+ Tư vấn về nhận con nuôi và thủ tục nhận con nuôi

+ Tư vấn xử lý vi phạm pháp luật trong hôn nhân gia đình

+ Tư vấn các vấn đề khác phát sinh liên quan đến lĩnh vực hôn nhân gia đình

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe, tư vấn, giải đáp và hỗ trợ khách hàng trong bất kỳ vấn đề pháp lý nào mà khách hàng gặp phải. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ uy tín, chuyên nghiệp và hiệu quả nhất.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT HÙNG THẮNG

Địa chỉ: 10-A9, Tập thể Bộ Công an, Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội.

VP Hà Nội: Số 202 Mai Anh Tuấn, Thành Công, Ba Đình, Hà Nội.

VP Hà Tĩnh: Số 286 Nguyễn Du, TP Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.

Điện thoại: 19000185  //  Email: info@luathungthang.com.


31/12/2020
Lịch trình cho

Tư vấn miễn phí

Công ty Luật Hùng Thắng chuyên tư vấn doanh nghiệp, tư vấn luật doanh nghiệp, tư vấn thành lập công ty, tư vấn pháp lý thường xuyên, tư vấn thay đổi đăng ký kinh doanh, tư vấn đất đai, tư vấn hợp đồng, tư vấn hôn nhân, tư vấn ly hôn, tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình, luật sư bào chữa..

19000185