Hồ sơ đăng ký kết hôn bao gồm những giấy tờ gì?
Một cuộc hôn nhân muốn được pháp luật công nhận thì cần phải thực hiện đăng ký k…
Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“14. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực của pháp luật”
Và tại Khoản 1 Điều 127 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.”
Như vậy, ly hôn có yếu tố nước ngoài là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực của pháp luật đối với các trường hợp sau:
+ Giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;
+ Giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam khi có yêu cầu.
Theo quy định tại Điều 127 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
“ 1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.
2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.”
Theo điểm d, khoản 1, điều 469 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 quy định
“Điều 469. Thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
d) Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam...”
Và theo quy định tại khoản 3 Điều 35; điểm c khoản 1 Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp Tỉnh.
Về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ được quy định tại Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, chia ra hai trường hợp như sau:
a) Trường hợp đơn phương ly hôn có yếu tố nước ngoài:
Quy định tại khoản 1, điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự, trường hợp đơn phương ly hôn có yếu tố nước ngoài sẽ do Tòa án nhân dân cấp Tỉnh nơi bị đơn cư trú, làm việc giải quyết.
Ngoài ra, đối với trường hợp ly hôn giữa người Việt Nam với bị đơn là người nước ngoài thì căn cứ theo điểm c, khoản 1, điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự có quy định:
“c. Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;”
b) Trường hợp thuận tình ly hôn:
Điểm h, khoản 2, Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
“h) Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn ”
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Theo Điều 362 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015, hồ sơ thuận tình ly hôn bao gồm:
- Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.
- Giấy đăng ký kết hôn (bản chính)
- Chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của hai vợ chồng (bản sao)
- Giấy khai sinh của con trong trường hợp có con chung
- Các giấy tờ khác về tài sản chung, nhà ở,…
Theo quy định tại Điều 189, Bộ luật tố tụng dân sự 2015, hồ sơ đơn phương ly hôn bao gồm:
- Đơn khởi kiện ly hôn;
- Giấy đăng ký kết hôn bản gốc;
- Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân của vợ hoặc chồng;
- Giấy khai sinh của con trong trường hợp có con chung;
- Các giấy tờ liên quan đến tài sản chung;
- Chứng cứ chứng minh bị đơn vi phạm nghĩa vụ vợ chồng theo Điều 56 Luật hôn nhân gia đình quy định;
Lưu ý:
Trường hợp hai bên kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn ở Việt Nam thì phải hợp thức lãnh sự giấy đăng ký kết hôn rồi mới nộp đơn ly hôn. (Căn cứ theo Điều 124 Luật hôn nhân và gia đình 2014).
Bước 2: Tòa án thụ lý đơn
Sau khi bên yêu cầu ly hôn nộp hồ sơ, Tòa án xem xét nếu đúng thẩm quyền, đầy đủ hồ sơ thì ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho người nộp đơn. Sau khi nộp tiền tạm ứng án phí, người nộp đơn gửi biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án. Tòa án tiến hành thụ lý và ra thông báo thụ lý vụ án.
Bước 3: Tòa án tiến hành giải quyết yêu cầu ly hôn theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Theo Luật định thì thời hạn chuẩn bị xét xử là 4-6 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, thời hạn mở phiên tòa là 1-2 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử. Tuy nhiên tùy vào từng vụ việc mà thời gian giải quyết khác nhau.
Ly hôn có yếu tố nước ngoài là thủ tục có nhiều vấn đề phức tạp nên nếu không nắm rõ quy định của pháp luật thì việc giải quyết sẽ bị kéo dài thời gian. Luật Hùng Thắng sẽ là lựa chọn tốt nhất của khách hàng nếu cần tư vấn, hỗ trợ trong quá trình ly hôn có yếu tố nước ngoài. Với bề dày kinh nghiệm, đã hỗ trợ rất nhiều khách hàng trong vấn đề này, Luật Hùng Thắng sẽ tư vấn cho khách hàng những giải pháp tốt nhất, đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng với dịch vụ nhanh chóng, hiệu quả nhất.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn , hỗ trợ nhanh nhất, hiệu quả nhất. Luật Hùng Thắng cam kết sẽ đem lại sự hài lòng cao nhất cho khách hàng!
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT HÙNG THẮNG
Địa chỉ: 10-A9, Tập thể Bộ Công an, Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội.
VP Hà Nội: Số 202 Mai Anh Tuấn, Thành Công, Ba Đình, Hà Nội.
VP Hà Tĩnh: Số 286 Nguyễn Du, TP Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.
Điện thoại: 19000185 // Email: info@luathungthang.com.