Chủ đề liên quan

Công ty Luật Hùng Thắng
Số điện thoại Công ty Luật Hùng Thắng
Liên hệ Công ty Luật Hùng Thắng

Chào luật sư, tôi muốn hỏi về thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai. Tôi đang tìm hiểu pháp luật về đất đai mà muốn được biết về các quy định này. Mong luật sư tư vấn giúp tôi.

Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Hùng Thắng. Về vấn đề này, chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

1. Quy định về các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả trong việc trong việc xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai

Theo Điều 5 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
- Các hình thức xử phạt chính bao gồm:
+ Cảnh cáo;
+ Phạt tiền.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
+ Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
+ Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai từ 06 tháng đến 09 tháng hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai từ 09 tháng đến 12 tháng.
- Các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này bao gồm:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương để quy định mức độ khôi phục đối với từng loại vi phạm quy định tại Nghị định này;
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP;
+ Buộc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai;
+ Buộc trả lại đất sử dụng không đúng quy định;
+ Buộc chấm dứt hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất;
+ Buộc hoàn trả tiền chuyển nhượng, tiền cho thuê, tiền cho thuê lại đất không đúng quy định của pháp luật trong thời gian sử dụng đất còn lại;
+ Buộc hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai;
+ Buộc hoàn thành việc đầu tư xây dựng theo đúng quy định;
+ Buộc chấm dứt hợp đồng mua, bán, cho thuê tài sản gắn liền với đất không đủ điều kiện quy định;
+ Buộc sử dụng đất đúng theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất;
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của chỉ giới sử dụng đất, mốc địa giới hành chính như trước khi vi phạm;
+ Buộc cung cấp hoặc cung cấp lại thông tin, giấy tờ, tài liệu theo yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp đất đai;
+ Buộc thực hiện đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản đối với trường hợp quy định tại Điều 24 của Nghị định này.
+ Buộc nộp Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp quy định tại Điều 35 của Nghị định này;
+ Hủy bỏ kết quả thực hiện thủ tục hành chính về đất đai đã thực hiện đối với trường hợp sử dụng giấy tờ giả để thực hiện thủ tục hành chính và các công việc khác liên quan đến đất đai mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Xử lý tài sản tạo lập không hợp pháp quy định tại khoản 2 Điều 23 của Nghị định 91/2019/NĐ-CP;
+ Thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai đối với các trường hợp phải thu hồi đất quy định tại các Điều 15, 18, 19, 22, 26, 29, 30 và 32 của Nghị định 91/2019/NĐ-CP.

2. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai

Theo quy định tại Điều 38 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp như sau:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
+ Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
+ Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
+ Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;
+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 500.000.000 đồng;
+ Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
+ Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;
+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.
Lưu ý: Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phát hiện hành vi vi phạm không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt, thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì có thể lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 58 của Luật xử phạt vi phạm hành chính và khoản 2 Điều 6 của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại khoản 7 Điều 1 của Nghị định số 97/2017/NĐ-CP.
Trên đây là nội dung tư vấn về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai của chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp. Nội dung tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật. Nếu khách hàng còn vướng mắc gì cần tư vấn cụ thể vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ.

15/04/2021
Lịch trình cho

Tư vấn miễn phí

Công ty Luật Hùng Thắng chuyên tư vấn doanh nghiệp, tư vấn luật doanh nghiệp, tư vấn thành lập công ty, tư vấn pháp lý thường xuyên, tư vấn thay đổi đăng ký kinh doanh, tư vấn đất đai, tư vấn hợp đồng, tư vấn hôn nhân, tư vấn ly hôn, tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình, luật sư bào chữa..

19000185