Những tội danh phải chịu trách nhiệm hình sự khi mới chuẩn bị phạm tội
Những tội danh phải chịu trách nhiệm hình sự khi mới chuẩn bị phạm tội
Trên thực tế, có nhiều Tòa án nhân dân các cấp khi tuyên án có áp dụng tình tiết phạm tội “Có tính chất côn đồ” trong phán quyết của mình. Vậy như thế nào thì được coi là phạm tội có tính chất côn đồ?
Căn cứ theo quy định tại Điểm d khoản 1, Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
“d) Phạm tội có tính chất côn đồ”
Ngoài ra, tình tiết phạm tội có tính chất côn đồ còn được quy định trực tiếp tại một số tội là yếu tố định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự như sau:
Điểm n khoản 1, Điều 123. Tội giết người
“1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
…
n) Có tính chất côn đồ”
Điểm i khoản 1, Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
…
i) Có tính chất côn đồ”.
Mặc dù tình tiết “Có tính chất côn đồ” nêu trên được các Cơ quan tiến hành tố tụng như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án thường xuyên áp dụng làm cơ sở để khởi tố, truy tố, xét xử song chưa có quy định cụ thể mang tính định lượng để thống nhất cách hiểu, áp dụng đối với tình tiết này.
Hiện tại, để có cơ sở hợp lý khi xem xét tình tiết này, mọi người có thể tham khảo hai hướng dẫn chính của Tòa án nhân dân tối cao như sau:
Thứ nhất, Công văn số 38/NCPL ngày 06/01/1976 và tại Hội nghị tổng kết công tác ngành Tòa án năm 1995 giải thích:
“Khái niệm côn đồ được hiểu là hành động của những tên coi thường pháp luật, luôn luôn phá rối trật tự trị an, sẵn sàng dùng vũ lực và thích (hay) dùng vũ lực để uy hiếp người khác phải khuất phục mình, vô cớ hoặc chỉ vì một duyên cớ nhỏ nhặt là đâm chém, thậm chí giết người.
Hành động của chúng thường là xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự người khác, gây gổ hành hung người khác một cách rất vô cớ hoặc vì một duyên cớ nhỏ nhặt, ví dụ như đi xe đạp, xe máy va quệt vào người khác, có khi chính mình có lỗi nhưng đã kiếm cớ để đánh hoặc giết người ta, mặc dù có thể người kia cũng có lỗi nhỏ. Những kẻ đâm thuê chém mướn phải coi là biểu hiện tính côn đồ”.
Thứ hai, Án lệ số 17/2018/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 17/10/2018 hướng dẫn xử lý tội Giết người có tính chất côn đồ như sau:
“Chỉ vì mâu thuẫn nhỏ nhặt trong sinh hoạt với nhau mà tội phạm đã dùng mã tấu chém nhiều nhát vào những vùng trọng yếu trên cơ thể của nạn nhân”.
Như vậy, qua hai hướng dẫn nêu trên mọi người có thể rút ra cho mình những thông tin hữu ích đối với một vấn đề còn chưa được quy định cụ thể và cần được hoàn thiện trong thời gian tới để đảm bảo tính nhất quán trong pháp luật hình sự. Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật Hùng Thắng, trường hợp bạn còn vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.
Thông tin liên hệ:
Trụ sở: 10-A9, Tập thể Bộ Công an, Phường Tứ Liên, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.
VP Hà Nội: Số 202 Mai Anh Tuấn, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.
VP Hà Tĩnh: 286 Nguyễn Du, Thành phố Hà Tĩnh, Tỉnh Hà Tĩnh.
Hotline: 19000185
Email: info@luathungthang.com