Thuật ngữ Bảo lĩnh và Bảo lãnh khác nhau như thế nào theo quy định pháp luậ…
Trên thực tế, chúng ta thường nghe bảo lĩnh và bảo lĩnh, vậy thuật ngữ bảo lĩnh…
Bộ luật tố tụng hình sự 2015;
Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP quy định về phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự.
Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC quy định chi tiết trình tự, thủ tục, mức tiền đặt, việc tạm giữ, hoàn trả, tịch thu, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã đặt để bảo đảm
Thông tin được nhiều người quan tâm:
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 122 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015:
“4. Thời hạn đặt tiền không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định tại Bộ luật này. Thời hạn đặt tiền đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù. Bị can, bị cáo chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan thì Viện kiểm sát, Tòa án có trách nhiệm trả lại cho họ số tiền đã đặt”.
Như vậy, thời hạn bảo lĩnh sẽ không được quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử.
Trong đó:
Theo khoản 6 Điều 21 Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP quy định về phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự:
“Trường hợp đã kết thúc điều tra chuyển sang giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát thấy cần thiết tiếp tục áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm đối với bị can thì Viện kiểm sát ra quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm. Thời hạn đặt tiền để bảo đảm không quá thời hạn quyết định việc truy tố, tính từ ngày kế tiếp của ngày cuối cùng ghi trong quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm của Cơ quan điều tra”.
Như vậy, thì khi đã kết thúc điều tra và chuyển sang giai đoạn truy tố, thì Viện kiểm sát nếu thấy cần thiết tiếp tục áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm đối với bị can thì sẽ tiếp tục áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm, và bị can vẫn được tại ngoại.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 9 TTLT số 06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC: “Thời hạn đặt tiền được tính theo thời hạn điều tra, truy tố, xét xử. Thời hạn đặt tiền đối với người bị kết án phạt tù được tính đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù. Trong trường hợp gia hạn điều tra, truy tố, xét xử, hoãn thi hành án phạt tù thì thời hạn đặt tiền để bảo đảm được tính theo thời gian gia hạn điều tra, truy tố, xét xử, hoãn thi hành án phạt tù”.
Như vậy, thì trong trường hợp gia hạn điều tra, truy tố, xét xử, hoãn thi hành án phạt tù thì thời hạn đặt tiền để bảo đảm cũng được gia hạn theo thời gian gia hạn điều tra, truy tố, xét xử, hoãn thi hành án phạt tù.
Trên đây là những tư vấn của Luật Hùng Thắng về vấn đề Thời hạn đặt tiền để bảo đảm xin tại ngoại. Nếu có bất cứ vấn đề pháp lý nào cần được giải đáp, Luật Hùng Thắng luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những thông tin cần thiết.
Vui lòng liên hệ CÔNG TY LUẬT HÙNG THẮNG nếu còn những vướng mắc, chưa rõ hoặc tư vấn pháp lý khác để được tư vấn cụ thể.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT HÙNG THẮNG
Địa chỉ: 10-A9, Tập thể Bộ Công an, Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội
VP Hà Nội: Số 202 Mai Anh Tuấn, Thành Công, Ba Đình, Hà Nội
VP Hà Tĩnh: 286 Nguyễn Du, TP Hà Tĩnh, Hà Tĩnh
Hotline: 19000185 // Email: info@luathungthang.com.