Chủ đề liên quan

Công ty Luật Hùng Thắng
Số điện thoại Công ty Luật Hùng Thắng
Liên hệ Công ty Luật Hùng Thắng

Câu hỏi: Luật sư cho tôi hỏi quy định về điều kiện và thủ tục thành lập trung tâm hòa giải thương mại như thế nào? Cảm ơn Luật sư! (Băng Vy)

Trả lời: Công ty Luật TNHH Hùng Thắng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tư vấn đến chúng tôi. Về vấn đề này, chúng tôi đưa ra ý kiến tư vấn như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

-  Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại;

-  Thông tư số 02/2018/TT-BTP ngày 26/02/2018 của Bộ Tư  Pháp ban hành và hướng dẫn sử dụng một số biểu mẫu về tổ chức và hoạt động hòa giải thương mại.

2. Trung tâm hòa giải là gì?

Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định: Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định này”

Trong đó, theo Khoản 3 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP thì " Hòa giải viên thương mại bao gồm: Hòa giải viên thương mại vụ việcHòa giải viên thương mại của tổ chức hòa giải thương mại được các bên lựa chọn hoặc được tổ chức hòa giải thương mại chỉ định theo đề nghị của các bên để hỗ trợ các bên giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định này"

Theo Điều 18 và Điều 19 Nghị định 22/2017/NĐ-CP thì Trung tâm hòa giải thương mại là một trong số những tổ chức hòa giải thương mại. Trung tâm hòa giải thương mại được thành lập theo quy định pháp luật, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Trung tâm hòa giải thương mại hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Cụ thể quy định:

“Điều 18. Tổ chức hòa giải thương mại
Tổ chức hòa giải thương mại bao gồm:
Trung tâm hòa giải thương mại được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định này.
Trung tâm trọng tài được thành lập và hoạt động theo pháp luật về trọng tài thương mại thực hiện hoạt động hòa giải thương mại theo quy định tại Điều 23 Nghị định này.”
"Điều 19. Trung tâm hòa giải thương mại
Trung tâm hòa giải thương mại được thành lập theo quy định của Nghị định này, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Trung tâm hòa giải thương mại hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.
Trung tâm hòa giải thương mại được lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài.
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm hòa giải thương mại do điều lệ của Trung tâm quy định. Chủ tịch Trung tâm hòa giải thương mại là hòa giải viên thương mại.”

3. Điều kiện thành lập trung tâm hòa giải

-  Điều kiện về chủ thể thành lập

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 và Khoản 1 Điều 7 Nghị định 22/2017/NĐ-CP thì Công dân Việt Nam có đủ tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 22/2017/NĐ-CP mới được thành lập Trung tâm hòa giải thương mại. Cụ thể quy định:

“Điều 21. Thủ tục thành lập Trung tâm hòa giải thương mại
Công dân Việt Nam có đủ tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định này muốn thành lập Trung tâm hòa giải thương mại gửi 01 bộ hồ sơ đến Bộ Tư pháp. …"
"Điều 7. Tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại
Người có đủ tiêu chuẩn sau đây thì được làm hòa giải viên thương mại:
a) Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự; có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín, độc lập, vô tư, khách quan;
b) Có trình độ đại học trở lên và đã qua thời gian công tác trong lĩnh vực được đào tạo từ 02 năm trở lên;
c) Có kỹ năng hòa giải, hiểu biết pháp luật, tập quán kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực liên quan.”

-  Điều kiện về tên của Trung tâm hòa giải thương mại

Theo Khoản 1 Điều 20 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định về tên của Trung tâm hòa giải thương mại như sau:

“Điều 20. Tên của Trung tâm hòa giải thương mại, chi nhánh, văn phòng đại diện của Trung tâm hòa giải thương mại
Tên của Trung tâm hòa giải thương mại được đặt bằng tiếng Việt bao gồm cụm từ “Trung tâm hòa giải thương mại”, không trùng lặp, không gây nhầm lẫn với tên của các tổ chức hòa giải thương mại khác đã được cấp Giấy phép thành lập; không vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Trung tâm hòa giải thương mại có thể dùng tên viết tắt, tên giao dịch bằng tiếng nước ngoài.”

4. Thủ tục thành lập và đăng ký hoạt động trung tâm hòa giải thương mại

Theo Điều 21 và Điều 22 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định về thủ tục thành lập và đăng ký hoạt động trung tâm hòa giải thương mại như sau:

“Điều 21. Thủ tục thành lập Trung tâm hòa giải thương mại
Công dân Việt Nam có đủ tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định này muốn thành lập Trung tâm hòa giải thương mại gửi 01 bộ hồ sơ đến Bộ Tư pháp. Hồ sơ bao gồm:
a) Giấy đề nghị thành lập Trung tâm hòa giải thương mại theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;
b) Danh sách sáng lập viên;
c) Giấy tờ chứng minh sáng lập viên đủ tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định này;
d) Dự thảo Quy tắc hòa giải của Trung tâm.
Nội dung của Quy tắc hòa giải của Trung tâm không được trái quy định của pháp luật.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập cho Trung tâm hòa giải thương mại; trường hợp từ chối thì phải thông báo lý do bằng văn bản. Người bị từ chối có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Điều 22. Đăng ký hoạt động Trung tâm hòa giải thương mại
1.Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định cấp Giấy phép thành lập của Trung tâm hòa giải thương mại có hiệu lực, Trung tâm gửi hồ sơ đăng ký hoạt động đến Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Trung tâm đặt trụ sở. Hết thời hạn này, nếu Trung tâm hòa giải thương mại không đăng ký hoạt động thì Giấy phép thành lập không còn giá trị, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
2. Hồ sơ đăng ký hoạt động Trung tâm hòa giải thương mại bao gồm:
a) Giấy đề nghị đăng ký hoạt động theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;
b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu Giấy phép thành lập Trung tâm;
c) Giấy tờ chứng minh về trụ sở của Trung tâm.
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm hòa giải thương mại; trường hợp từ chối thì phải thông báo lý do bằng văn bản. Sở Tư pháp gửi bản sao Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm hòa giải thương mại cho Bộ Tư pháp.
4. Trung tâm hòa giải thương mại được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động. Trung tâm hòa giải thương mại được sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật.
5. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trung tâm hòa giải thương mại phải đăng báo hằng ngày của Trung ương hoặc báo địa phương nơi đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở của Trung tâm hòa giải thương mại;
b) Lĩnh vực hoạt động của Trung tâm hòa giải thương mại;
c) Số Giấy đăng ký hoạt động, cơ quan cấp, ngày, tháng, năm cấp;
d) Thời điểm bắt đầu hoạt động của Trung tâm hòa giải thương mại.”

Theo đó, hồ sơ thành lập trung tâm hòa giải thương mại bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký hòa giải viên thương mại vị việc theo mẫu do do Bộ tư pháp ban hành.
  • Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học.
  • Giấy tờ chứng minh đã qua thời gian công tác trong lĩnh vực đào tạo từ 02 năm trở lên có xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc.

Trên đây là tư vấn về điều kiện, thủ tục thành lập trung tâm hòa giải thương mại theo quy định hiện hành. Nếu còn có vướng mắc liên quan đến các thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp, luật doanh nghiệp, khác. Vui lòng liên hệ Luật Hùng Thắng để được luật sư tư vấn và hỗ trợ kịp thời. 


05/10/2021
Lịch trình cho

Tư vấn miễn phí

Công ty Luật Hùng Thắng chuyên tư vấn doanh nghiệp, tư vấn luật doanh nghiệp, tư vấn thành lập công ty, tư vấn pháp lý thường xuyên, tư vấn thay đổi đăng ký kinh doanh, tư vấn đất đai, tư vấn hợp đồng, tư vấn hôn nhân, tư vấn ly hôn, tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình, luật sư bào chữa..

19000185