Chủ đề liên quan

Công ty Luật Hùng Thắng
Số điện thoại Công ty Luật Hùng Thắng
Liên hệ Công ty Luật Hùng Thắng

Chào Luật sư, tôi muốn hỏi về vấn đề xử phạt như thế nào khi trốn cấp dưỡng cho con? Tôi và chồng tôi ly hôn từ năm 2016, tôi là người trực tiếp nuôi con và chồng tôi có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con 03 triệu/ tháng. Tuy nhiên từ năm 2017 đến nay, chồng tôi không còn thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con nữa. Vậy việc chồng tôi không cấp dưỡng cho con có bị xử phạt không? Hình thức xử phạt như thế nào? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.

Trả lời:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Hùng Thắng. Về vấn đề này chúng tôi xin được tư vấn qua bài viết dưới đây:

1. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
“2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.”
Theo quy định này, chồng bạn là người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn.
Nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ chấm dứt trong các trường hợp quy định tại Điều 118 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
“ Điều 118. Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng
Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
  1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
  2. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
  3. Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
  4. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
  5. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;
  6. Trường hợp khác theo quy định của luật.”

2. Xử lý trường hợp trốn nghĩa vụ cấp dưỡng

Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
“ 1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.
Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.
  1. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này.”
Đối chiếu với quy định trên có thể thấy, nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ bắt buộc của người không trực tiếp nuôi con đối với con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác cũng như không thể chuyển giao cho người khác.
Trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ  theo yêu cầu của những cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 119 Luật Hôn nhân gia đình 2014, cụ thể:
“Điều 119. Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
  1. Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
  2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.”

3. Xử phạt đối với người trốn nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn

- Về xử phạt hành chính
Điều 54 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định như sau:
“ Điều 54. Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
  1. Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật.
  2. Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.”
Theo đó, hành vi trốn nghĩa vụ cấp dưỡng cho con của chồng bạn sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
- Về truy cứu trách nhiệm hình sự
Theo Khoản 1 Điều 37 Luật sửa đổi Bộ Luật hình sự 2017 sửa đổi bổ sung Điều 186 Bộ Luật hình sự 2015, quy định như sau:
“Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
Theo đó, hình phạt đối với hành vi trốn nghĩa vụ cấp dưỡng bao gồm:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm
+ Phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Như vậy, việc chồng của bạn trốn tránh nghĩa vụ, không cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy theo mức độ nghiêm trọng, việc không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn có thể bị xử phạt hành chính hoặc nghiêm trọng hơn sẽ bị xử lý hình sự.
Trên đây là những tư vấn của Luật Hùng Thắng về thắc mắc của khách hàng. Nếu khách hàng còn gì vướng mắc vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn. 
Thông tin liên hệ:
Công Ty Luật Hùng Thắng
Trụ sở: 10-A9, Tập thể Bộ Công an, Phường Tứ Liên, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.
VP Hà Nội: Số 202 Mai Anh Tuấn, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.
VP Hà Tĩnh: 286 Phường Nguyễn Du, Thành phố Hà Tĩnh, Tỉnh Hà Tĩnh.
Điện thoại: 0243 8245 666
Hotline: 19000185
Email: info@luathungthang.com

23/04/2021
Lịch trình cho

Tư vấn miễn phí

Công ty Luật Hùng Thắng chuyên tư vấn doanh nghiệp, tư vấn luật doanh nghiệp, tư vấn thành lập công ty, tư vấn pháp lý thường xuyên, tư vấn thay đổi đăng ký kinh doanh, tư vấn đất đai, tư vấn hợp đồng, tư vấn hôn nhân, tư vấn ly hôn, tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình, luật sư bào chữa..

19000185