Vi phạm chế độ một vợ, một chồng và hình thức xử lý
Vậy pháp luật quy định hình thức xử lý như thế nào để bảo vệ chế độ hôn nhân một…
Người giám hộ là người được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định. Vậy điều kiện làm người giám hộ được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Hùng Thắng sẽ tư vấn cho bạn đọc về vấn đề này.
1. Giám hộ là gì?
Tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
“Điều 46. Giám hộ
1. Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ).”
2. Điều kiện làm người giám hộ
Theo khoản 1 Điều 48 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cá nhân, pháp nhân có đủ điều kiện quy định tại Bộ luật này được làm người giám hộ. Vậy điều kiện làm người giám hộ được quy định như sau:
- Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ
Căn cứ theo Điều 49 Bộ luật Dân sự 2015, cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:
- Điều kiện của pháp nhân làm người giám hộ
Pháp nhân có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 50 Bộ luật Dân sự 2015 có thể làm người giám hộ, cụ thể:
Như vậy, khi cá nhân hoặc pháp nhân đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên thì có thể trở thành người giám hộ đương nhiên hoặc được Tòa án xem xét chỉ định làm người giám hộ.
Trên đây là nội dung tư vấn về Giám hộ, điều kiện làm người giám hộ. Trường hợp bạn còn vướng mắc cần tư vấn trực tiếp hãy liên hệ với chúng tôi. Luật sư tư vấn của Luật Hùng Thắng luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc của bạn.
>>Xem thêm: Thủ tục đăng ký giám hộ