Chủ đề liên quan

Công ty Luật Hùng Thắng
Số điện thoại Công ty Luật Hùng Thắng
Liên hệ Công ty Luật Hùng Thắng

Nguyên tắc và thời điểm xác lập, thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản được quy định như thế nào? Ngoài quyền sở hữu của chủ sở hữu với tài sản thì còn bổ sung thêm quy định về quyền khác của cá nhân, pháp nhân đối với tài sản. Bài viết dưới đây của Luật Hùng Thắng sẽ tư vấn cho bạn đọc về vấn đề này.

1. Khái niệm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trong Bộ luật Dân sự

Theo quy định tại Điều 158 Bộ luật Dân sự 2015, quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.

Tại Điều 159 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác, bao gồm:

  • Quyền đối với bất động sản liền kề;
  • Quyền hưởng dụng;
  • Quyền bề mặt.

2. Nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản

Tại Điều 160 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản như sau:

- Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản được xác lập, thực hiện trong trường hợp Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan quy định.

- Quyền khác đối với tài sản vẫn có hiệu lực trong trường hợp quyền sở hữu được chuyển giao, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan quy định khác.

- Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được trái với quy định của luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

- Chủ thể có quyền khác đối với tài sản được thực hiện mọi hành vi trong phạm vi quyền được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản hoặc của người khác.

3. Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản

Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản theo quy định tại Điều 161 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

- Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan;

  • Trường hợp luật không có quy định thì thực hiện theo thỏa thuận của các bên;
  • Trường hợp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là thời điểm tài sản được chuyển giao.

-  Thời điểm tài sản được chuyển giao là thời điểm bên có quyền hoặc người đại diện hợp pháp của họ chiếm hữu tài sản.

  • Trường hợp tài sản chưa được chuyển giao mà phát sinh hoa lợi, lợi tức thì hoa lợi, lợi tức thuộc về bên có tài sản chuyển giao, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trên đây là nội dung tư vấn về quy định nguyên tắc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản. Trường hợp bạn còn vướng mắc cần tư vấn trực tiếp hãy liên hệ với chúng tôi. Luật sư tư vấn Luật Dân sự luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc của bạn.

>>Xem thêm: Sở hữu chung và định đoạt tài sản theo quy định


06/09/2021
Lịch trình cho

Tư vấn miễn phí

Công ty Luật Hùng Thắng chuyên tư vấn doanh nghiệp, tư vấn luật doanh nghiệp, tư vấn thành lập công ty, tư vấn pháp lý thường xuyên, tư vấn thay đổi đăng ký kinh doanh, tư vấn đất đai, tư vấn hợp đồng, tư vấn hôn nhân, tư vấn ly hôn, tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình, luật sư bào chữa..

19000185