Vi phạm chế độ một vợ, một chồng và hình thức xử lý
Vậy pháp luật quy định hình thức xử lý như thế nào để bảo vệ chế độ hôn nhân một…
Trong giao dịch bảo đảm thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm được pháp luật quy định như thế nào? Bài viết dưới đây Luật Hùng Thắng căn cứ theo Bộ Luật Dân sự 2015 sẽ tư vấn cho bạn, như sau:
Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Theo Điều 292. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, bao gồm:
1. Cầm cố tài sản.
2. Thế chấp tài sản.
3. Đặt cọc.
4. Ký cược.
5. Ký quỹ.
6. Bảo lưu quyền sở hữu.
7. Bảo lãnh.
8. Tín chấp.
9. Cầm giữ tài sản.
Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm
Theo quy định tại Điều 308 Bộ luật Dân sự 2015, thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm được thực hiện như sau:
1. Khi một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm được xác định như sau:
a) Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng;
b) Trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba và có biện pháp bảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước;
c) Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm.
2. Thứ tự ưu tiên thanh toán quy định tại khoản 1 Điều này có thể thay đổi, nếu các bên cùng nhận bảo đảm có thỏa thuận thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán cho nhau. Bên thế quyền ưu tiên thanh toán chỉ được ưu tiên thanh toán trong phạm vi bảo đảm của bên mà mình thế quyền.
Phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm
(1) Nghĩa vụ có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi, tiền phạt và bồi thường thiệt hại.
(2) Nghĩa vụ được bảo đảm có thể là nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương lai hoặc nghĩa vụ có điều kiện.
(3) Trường hợp bảo đảm nghĩa vụ trong tương lai thì nghĩa vụ được hình thành trong thời hạn bảo đảm là nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm
(1) Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
(2) Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
(3) Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.
Trên đây là toàn bộ tư vấn về Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những thông tin cần thiết. Vui lòng liên hệ chúng tôi nếu cần được tư vấn và hỗ trợ cụ thể.
Trân trọng!
>>Xem thêm: Các trường hợp đăng ký biển pháp bảo đảm