Chủ đề liên quan

Công ty Luật Hùng Thắng
Số điện thoại Công ty Luật Hùng Thắng
Liên hệ Công ty Luật Hùng Thắng

Nắm được thủ tục kháng nghị Giám đốc thẩm giúp đương sự bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp khi phát hiện ra những vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án ảnh hưởng tới họ.

1. Căn cứ pháp lý.

Bộ luật tố tụng dân sự 2015

2. Nội dung tư vấn

Căn cứ, điều kiện kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

Về căn cứ, điều kiện kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, theo quy định tại khoản Điều 326 BLTTDS 2015:

“Điều 326. Căn cứ, điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:

a) Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;

b) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật;

c) Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba”.

Trình tự, thủ tục tiến hành kháng nghị giám đốc thẩm.

Thứ nhất, nộp đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục kháng nghị giám đốc thẩm:

Theo khoản 1 Điều 327 BLTTDS 2015: 

“Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đó thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 331 của Bộ luật này để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm”.

Người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm theo Điều 331 BLTTDS 2015:

“Điều 331. Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

  • Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
  • Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ”.

Về đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, đương sự cần lưu ý có các nội dung chính như sau:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn đề nghị;
  • Tên, địa chỉ của người đề nghị;
  • Tên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm;
  • Lý do đề nghị, yêu cầu của người đề nghị;
  • Người đề nghị là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; người đề nghị là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp tổ chức đề nghị là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Kèm theo đơn đề nghị, phải gửi bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Sau khi soạn xong đơn đề nghị, cùng chuẩn bị hồ sơ gửi kèm đầy đủ, gửi hồ sơ trên cho Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

Có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường dịch vụ bưu chính.

  • Thứ hai, nhận đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục kháng nghi giám đốc thẩm.

Sau khi nộp đơn đề nghị trên, Tòa án, Viện kiểm sát sẽ ghi vào sổ nhận đơn, cấp giấy xác nhận đã nhận đơn.

Ngày gửi đơn được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại Tòa án, Viện kiểm sát hoặc ngày có dấu của dịch vụ bưu chính nơi gửi.

Sau khi kiểm tra đơn đề nghị đáp ứng đủ theo quy định thì Tòa án, Viện kiểm sát sẽ thụ lý đơn.

Trường hợp đơn không đáp ứng đủ điều kiện như quy định thì Tòa án, Viện kiểm sát yêu cầu bạn sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát; hết thời hạn này mà bạn không sửa đổi, bổ sung thì Tòa án, Viện kiểm sát trả lại đơn đề nghị, nêu rõ lý do và ghi chú vào sổ nhận đơn.

Sau đó, Chánh án Tóa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phân công Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối tiến hành nghiên cứu đơn, thông báo, kiến nghị, hồ sơ vụ án, báo cáo lại để xem xét, quyết định; trường hợp không kháng nghị thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do.

  • Thứ ba, gửi quyết định giám đốc thẩm.

Căn cứ pháp lý: Điều 336 BLTTDS 2015.

Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm phải được gửi ngay cho Tòa án ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, các đương sự, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền, người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến nội dung kháng nghị.

Trường hợp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao kháng nghị thì quyết định kháng nghị cùng hồ sơ vụ án phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp. Viện kiểm sát nghiên cứu hồ sơ trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án; hết thời hạn này, Viện kiểm sát phải chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm.

Trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao kháng nghị thì quyết định kháng nghị phải được gửi ngay cho Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm.

  • Thứ tư, mở phiên tòa giám đốc thẩm.

Theo Điều 339 BLTTDS 2015, trong thời hạn 04 tháng, kể từ ngày nhận được kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án, Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải mở phiên tòa để xét xử vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Hùng Thắng về Thủ tục kháng nghị Giám đốc thẩm. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những thông tin cần thiết. 

Vui lòng liên hệ CÔNG TY LUẬT HÙNG THẮNG  nếu còn những vướng mắc, chưa rõ hoặc tư vấn pháp lý khác để được tư vấn cụ thể.


18/12/2020
Lịch trình cho

Tư vấn miễn phí

Công ty Luật Hùng Thắng chuyên tư vấn doanh nghiệp, tư vấn luật doanh nghiệp, tư vấn thành lập công ty, tư vấn pháp lý thường xuyên, tư vấn thay đổi đăng ký kinh doanh, tư vấn đất đai, tư vấn hợp đồng, tư vấn hôn nhân, tư vấn ly hôn, tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình, luật sư bào chữa..

19000185