Thừa kế thế vị là gì? Căn cứ pháp lý theo Bộ luật Dân sự 2015 quy định thế nào về thừa kế thế vị? Bài viết dưới đây sẽ tư vấn cụ thể, chi tiết cho bạn.
1. Thừa kế thế vị là gì?
Người thừa kế theo nguyên tắc trong quy định về thừa kế tài sản phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế.
Những trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Trường hợp này được gọi là thừa kế thế vị.
2. Điều kiện hưởng thừa kế thế vị
- Điều kiện đầu tiên làm phát sinh quan hệ thừa kế thế vị đó là phải xảy ra sự kiện cha hoặc mẹ của cháu hoặc của chắt chết trước hoặc chết cùng vào một thời điểm với ông, bà (nội, ngoại) hoặc các cụ (nội, ngoại).
- Những người thừa kế thế vị phải là người có quan hệ thuộc hàng thừa kế thứ nhất và người thế vị luôn ở vị trí đời sau, tức là chỉ có con thế vị cha, mẹ để hưởng di sản của ông bà hoặc các cụ chứ không xảy ra trường hợp cha, mẹ thế vị con để hưởng di sản của ông bà hoặc các cụ.
- Giữa họ phải có quan hệ huyết thống về trực hệ (chỉ có con đẻ thay thế vị trí của cha, mẹ đẻ).
- Người thừa kế thế vị phải còn sống vào thời điểm người để lại di sản chết hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
- Khi còn sống, người cha hoặc mẹ của người được thế vị phải có quyền được hưởng di sản của người chết (nếu bị tước hoặc bị truất quyền hưởng di sản thừa kế thì con hoặc cháu của những người này không thể thế vị).
- Bản thân người thế vị không được quyền hưởng di sản thừa kế theo khoản 1 Điều 621 BLDS năm 2015.
Trên đây là toàn bộ tư vấn về quy định Thừa kế thế vị theo pháp luật dân sự. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những thông tin cần thiết.