Chủ đề liên quan

Công ty Luật Hùng Thắng
Số điện thoại Công ty Luật Hùng Thắng
Liên hệ Công ty Luật Hùng Thắng

Khi tài sản được sáp nhập thì quyền sở hữu được xác định như thế nào? Bài viết dưới đây Luật Hùng Thắng sẽ tư vấn về xác lập quyền sở hữu trong trường hợp sáp nhập chi tiết, cụ thể

1. Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự 2015

2. Nội dung tư vấn

Theo quy định tại khoản 4 Điều 220 Bộ luật Dân sự 2015 thì một trong những căn cứ xác lập quyền sở hữu là: Tạo thành tài sản mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến.

Và đối với trường hợp sáp nhập, thì việc xác lập quyền sở hữu được quy định như sau:

Trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau sáp nhập tạo thành vật không chia được và không xác định được vật chính, vật phụ

Theo khoản 1 Điều 225 Bộ luật Dân sự 2015, thì trường hợp tài sản của người chủ sở hữu khác nhau được sáp nhập với nhau tạo thành vật không chia được và không thể xác định tài sản đem sáp nhập là vật chính hoặc vật phụ thì vật mới được tạo thành là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó.

Nếu tài sản đem sáp nhập là vật chính và vật phụ thì vật mới được tạo thành thuộc chủ sở hữu vật chính, kể từ thời điểm vật mới được tạo thành, chủ sở hữu tài sản mới phải thanh toán cho chủ sở hữu vật phụ phần giá trị của vật phụ đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Sáp nhập tài sản là động sản của người khác vào tài sản là động sản của mình

Khi một người sáp nhập tài sản là động sản của người khác vào tài sản là động sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải là của mình và cũng không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập thì chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập có một trong các quyền sau đây:

  • Yêu cầu người sáp nhập tài sản giao tài sản mới cho mình và thanh toán cho người sáp nhập giá trị tài sản của người đó;
  • Yêu cầu người sáp nhập tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại nếu không nhận tài sản mới;
  • Quyền khác theo quy định của luật.

Sáp nhập tài sản là động sản của người khác vào tài sản là bất động sản của mình

Khi một người sáp nhập tài sản là động sản của người khác vào tài sản là bất động sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải là của mình và cũng không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập thì chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập có một trong các quyền sau đây:

  • Yêu cầu người sáp nhập tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại;
  • Quyền khác theo quy định của luật.

Sáp nhập tài sản là động sản của mình vào một bất động sản của người khác.

Khi một người sáp nhập tài sản là động sản của mình vào một bất động sản của người khác thì chủ sở hữu bất động sản có quyền yêu cầu người sáp nhập dỡ bỏ tài sản sáp nhập trái phép và bồi thường thiệt hại hoặc giữ lại tài sản và thanh toán cho người sáp nhập giá trị tài sản sáp nhập, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Hùng Thắng về Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp sáp nhập. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những thông tin cần thiết. 

Vui lòng liên hệ CÔNG TY LUẬT HÙNG THẮNG  nếu còn những vướng mắc, chưa rõ hoặc tư vấn pháp lý khác để được tư vấn cụ thể.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT HÙNG THẮNG

Địa chỉ: 10-A9, Tập thể Bộ Công an, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội

VP Hà Nội: Số 202 Mai Anh Tuấn, phường Thành Công, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

VP Hà Tĩnh: 286 Nguyễn Du, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh

Điện thoại: +(84) 2438 245 666  //  Email: info@luathungthang.com

Hotline: 19000185


17/03/2021
Lịch trình cho

Tư vấn miễn phí

Công ty Luật Hùng Thắng chuyên tư vấn doanh nghiệp, tư vấn luật doanh nghiệp, tư vấn thành lập công ty, tư vấn pháp lý thường xuyên, tư vấn thay đổi đăng ký kinh doanh, tư vấn đất đai, tư vấn hợp đồng, tư vấn hôn nhân, tư vấn ly hôn, tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình, luật sư bào chữa..

19000185