Vi phạm chế độ một vợ, một chồng và hình thức xử lý
Vậy pháp luật quy định hình thức xử lý như thế nào để bảo vệ chế độ hôn nhân một…
Xem xét, thẩm định tại chỗ được pháp luật quy định như thế nào? Trình tự, thủ tục thực hiện ra sao? Bài viết dưới đây Luật Hùng Thắng sẽ giải đáp thắc mắc một cách chi tiết và rõ ràng theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ theo khoản 6 Điều 94 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 là nguồn chứng cứ , có vai trò quan trọng trong việc giải quyết vụ việc. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
1. Thủ tục xem xét, thẩm định tại chỗ
Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán tiến hành việc xem xét, thẩm định tại chỗ với sự có mặt của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng cần xem xét, thẩm định và phải báo trước việc xem xét, thẩm định tại chỗ để đương sự biết và chứng kiến việc xem xét, thẩm định đó.
Bước 1: Nếu là đương sự thì chuẩn bị hồ sơ yêu cầu xem xét, thẩm định tại chỗ gửi tới Thẩm phán giải quyết vụ án.
Bước 2: Thẩm phán xét thấy cần thiết sẽ ra quyết định thẩm định tại chỗ.
Điều 9. Xem xét, thẩm định tại chỗ quy định tại Điều 89 của BLTTDS
Khi đương sự có yêu cầu hoặc khi xét thấy việc xem xét, thẩm định tại chỗ là cần thiết cho việc giải quyết đúng vụ án, thì Thẩm phán ra quyết định tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ.
Quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ phải được gửi cho Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng cần xem xét, thẩm định kèm theo văn bản đề nghị Uỷ ban nhân dân hoặc cơ quan, tổ chức cử đại diện tham gia việc xem xét, thẩm định tại chỗ. Vào ngày, giờ đã định trong quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ, nếu chưa có đại diện của Uỷ ban nhân dân hoặc cơ quan, tổ chức, thì Thẩm phán phải liên hệ để họ có mặt. Trong trường hợp vắng mặt đại diện của Uỷ ban nhân dân hoặc cơ quan, tổ chức, thì Thẩm phán hoãn việc xem xét, thẩm định tại chỗ.
Quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ phải được giao hoặc gửi cho đương sự để họ biết và chứng kiến việc xem xét, thẩm định tại chỗ. Tuy nhiên, nếu có đương sự vắng mặt thì việc xem xét, thẩm định tại chỗ vẫn được tiến hành theo thủ tục chung.
Bước 3: Lập biên biên xem xét, thẩm định tại chỗ. Biên bản ghi rõ kết quả xem xét, thẩm định, mô tả rõ hiện trường, có chữ ký của người xem xét, thẩm định hoặc điểm chi của đương sự (nếu có mặt), của các cơ quan có thẩm quyền khác.
2. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ
Tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ là số tiền mà Tòa án tạm tính để tiến hành việc xem xét, thẩm định tại chỗ.
Chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ là số tiền cần thiết và hợp lý phải chi trả cho việc xem xét, thẩm định tại chỗ căn cứ vào quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 156 BLTTDS 2015:
Điều 156. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ
Như vậy, khi yêu cầu xem xét, thẩm định tại chỗ thì người yêu cầu sẽ phải nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ và trong trường hợp Tòa án xét thấy cần thiết thì nguyên đơn, người yêu cầu giải quyết việc dân sự, người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng chi phí.
3. Nghĩa vụ chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ
- Trường hợp các bên đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ được xác định như sau:
- Trường hợp đình chỉ giải quyết việc xét xử phúc thẩm theo quy định thì người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.
4. Xử lý tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ
Trên đây là toàn bộ tư vấn về Xem xét, thẩm định tại chỗ theo quy định pháp luật. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những thông tin cần thiết. Vui lòng liên hệ chúng tôi nếu còn những vướng mắc, chưa rõ hoặc tư vấn pháp lý khác để được tư vấn cụ thể.