Hành vi sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy sẽ bị xử lý như thế…
Những ngày gần đây mạng xã hội đang xôn xao về vụ việc nam ca sĩ, nữ diễn viên –…
Áp giải, dẫn giải trong tố tụng hình sự quy định như thế nào? Những vấn đề cần lưu ý khi áp giải, dẫn giải? Bài viết dưới đây Luật Hùng Thắng sẽ giải đáp cụ thể theo căn cứ tại Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự 2015. Nội dung tư vấn như sau:
1. Trường hợp áp dụng áp giải, dẫn giải
Theo khoản 1 Điều 127 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì áp giải có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội. Còn đối với dẫn giải, sẽ được áp dụng đối với các đối tượng sau:
2. Thẩm quyền ra quyết định áp giải, dẫn giải
Theo quy định tại khoản 3 Điều 127 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì người có thẩm quyền ra quyết định áp giải, dẫn giải bao gồm:
3. Nội dung quyết định áp giải, dẫn giải
Quyết định áp giải, quyết định dẫn giải phải ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bị áp giải, dẫn giải; thời gian, địa điểm người bị áp giải, dẫn giải phải có mặt cùng những nội dung như sau:
a) Số, ngày, tháng, năm, địa điểm ban hành văn bản tố tụng;
b) Căn cứ ban hành văn bản tố tụng;
c) Nội dung của văn bản tố tụng;
d) Họ tên, chức vụ, chữ ký của người ban hành văn bản tố tụng và đóng dấu.
Người thi hành quyết định áp giải, dẫn giải phải đọc, giải thích quyết định và lập biên bản về việc áp giải, dẫn giải.
Cơ quan Công an nhân dân, Quân đội nhân dân có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định áp giải, dẫn giải.
Lưu ý: Không được bắt đầu việc áp giải, dẫn giải người vào ban đêm; không được áp giải, dẫn giải người già yếu, người bị bệnh nặng có xác nhận của cơ quan y tế.
Trên đây là toàn bộ tư vấn về quy định áp giải, dẫn giải trong tố tụng hình sự. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những thông tin cần thiết khác. Vui lòng liên hệ chúng tôi qua số hotline 19000185 hoặc gửi yêu cầu đến địa chỉ email: info@luathungthang.com để được tư vấn và hỗ trợ.
>> Có thể bạn quan tâm: Kháng cáo trong Tố tụng Hình sự