Hành vi sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy sẽ bị xử lý như thế…
Những ngày gần đây mạng xã hội đang xôn xao về vụ việc nam ca sĩ, nữ diễn viên –…
Thực trạng hiện nay, nhiều chủ thể, tổ chức cố tình truyền và tiết lộ trái phép dữ liệu cá nhân trái phép bằng nhiều thủ thuật và hình thức khác nhau. Trước tình hình đó, Bộ Công an đã đưa ra các hình thức và mức xử phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm quy định về xử lý dữ liệu cá nhân. Trong đó, vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân bị xử lý như sau:
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Vi phạm quy định về quyền của chủ thể dữ liệu liên quan đến xử lý dữ liệu cá nhân;
b) Vi phạm quy định về tiết lộ dữ liệu cá nhân;
c) Vi phạm quy định về hạn chế quyền tiếp cận dữ liệu cá nhân
d) Vi phạm quy định về sự đồng ý của chủ thể dữ liệu đối với dữ liệu cá nhân;
đ) Vi phạm quy định về xử lý dữ liệu cá nhân sau khi chủ thể dữ liệu chết;
e) Vi phạm quy định về xử lý dữ liệu cá nhân trong trường hợp không có sự đồng ý của chủ thể dữ liệu;
g) Vi phạm quy định về thông báo cho chủ thể dữ liệu về việc xử lý dữ liệu cá nhân;
h) Vi phạm quy định về xử lý dữ liệu cá nhân phục vụ công tác nghiên cứu khoa học hoặc thống kê;
i) Vi phạm quy định về xử lý dữ liệu cá nhân tự động;
k) Vi phạm quy định về xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em;
l) Vi phạm quy định về độ chính xác của dữ liệu cá nhân;
m) Vi phạm quy định về lưu trữ, xóa, hủy dữ liệu cá nhân.
2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không áp dụng biện pháp kỹ thuật và xây dựng quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân;
b) Vi phạm quy định về đăng ký xử lý dữ liệu cá nhân nhạy cảm;
c) Vi phạm quy định về chuyển dữ liệu cá nhân qua biên giới;
d) Vi phạm lần 2 đối với những hành vi được quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Phạt tiền tối đa 5% tổng doanh thu của Bên xử lý vi phạm dữ liệu cá nhân tại Việt Nam đối với các hành vi:
a) Vi phạm lần 3 đối với những hành vi được quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Vi phạm lần 2 đối với những hành vi được quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều này.
Phân biệt giữa 'dữ liệu cá nhân' và "dữ liệu cá nhân nhạy cảm"
- Dữ liệu cá nhân, gồm: Họ, chữ đệm và tên khai sinh, bí danh (nếu có); Ngày, tháng, năm sinh; ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích; Nhóm máu, giới tính; Nơi sinh, nơi đăng ký khai sinh, nơi thường trú, nơi ở hiện tại, quê quán, địa chỉ liên hệ, địa chỉ thư điện tử; Trình độ học vấn; Dân tộc; Quốc tịch; Số điện thoại; Số chứng minh nhân dân, số hộ chiếu, số căn cước công dân, số giấy phép lái xe, số biển số xe, số mã số thuế cá nhân, số bảo hiểm xã hội; Tình trạng hôn nhân; Dữ liệu phản ánh hoạt động hoặc lịch sử hoạt động trên không gian mạng.
- Dữ liệu cá nhân nhạy cảm, gồm: Nguồn gốc chủng tộc hoặc dân tộc; Quan điểm chính trị; Tín ngưỡng tôn giáo hoặc triết học; Đoàn viên công đoàn; Dữ liệu di truyền và Dữ liệu sinh trắc học (nơi được xử lý để xác định duy nhất ai đó); Tình trạng sức khỏe, sinh trắc học là thông tin về thuộc tính vật lý, đặc điểm sinh học riêng của mỗi cá nhân; Tình trạng giới; Dữ liệu cá nhân về đời sống, xu hướng tình dục; Dữ liệu cá nhân về tội phạm, hành vi phạm tội được thu thập, lưu trữ bởi các cơ quan thực thi pháp luật; Về tài chính, vị trí và các mối quan hệ xã hội;
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi, nếu còn bất kỳ vướng mắc pháp lý nào cần giải đáp, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline 19000185 hoặc gửi yêu cầu đến địa chỉ email: info@luathungthang.com để được tư vấn cụ thể.