Chủ đề liên quan

Công ty Luật Hùng Thắng
Số điện thoại Công ty Luật Hùng Thắng
Liên hệ Công ty Luật Hùng Thắng

Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của người khác bị xử lý thế nào? Chúng tôi sẽ Căn cứ pháp lý theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP và Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, để có nội dung tư vấn và giải đáp chính xác nhất cho bạn.

Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của người khác là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy vào tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi sẽ bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự theo quy định pháp luật. Cụ thể:

1. Xử lý hành chính

Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của người khác chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, với mức phạt tiền lên đến 5.000.000 đồng, ngoài ra còn bị tích thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Cụ thể:

“Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này”

2. Xử lý hình sự

Nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, người có hành vi chiếm giữ trái phép tài sản sẽ bị xử lý hình sự về Tội chiếm giữ trái phép tài sản theo quy định tại Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, với hình phạt tù cao nhất lên đến 05 năm tù. Cụ thể:

“Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản
1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”

Trên đây là toàn bộ tư vấn về Xử lý Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của người khác. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những thông tin cần thiết. Vui lòng liên hệ công ty luật chúng tôi qua số hotline 19000185 hoặc gửi yêu cầu đến địa chỉ email: info@luathungthang.com nếu còn những vướng mắc, chưa rõ hoặc tư vấn pháp lý khác để được tư vấn cụ thể.

>>Xem thêm: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người bị xử lý thế nào?

                       Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bị xử lý thế nào?

                       Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản bị xử lý thế nào?


28/07/2021
Lịch trình cho

Tư vấn miễn phí

Công ty Luật Hùng Thắng chuyên tư vấn doanh nghiệp, tư vấn luật doanh nghiệp, tư vấn thành lập công ty, tư vấn pháp lý thường xuyên, tư vấn thay đổi đăng ký kinh doanh, tư vấn đất đai, tư vấn hợp đồng, tư vấn hôn nhân, tư vấn ly hôn, tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình, luật sư bào chữa..

19000185