Chủ đề liên quan

Công ty Luật Hùng Thắng
Số điện thoại Công ty Luật Hùng Thắng
Liên hệ Công ty Luật Hùng Thắng

Theo quy định của pháp luật thì bị can là người đã bị khởi tố về hình sự, có nghĩa vụ phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát theo quy định. Trong đó, quy định triệu tập bị can trong vụ án hình sự như thế nào? Quy định pháp luật về việc triệu tập bị can? Ai là người có thẩm quyền triệu tập bi can? 

Căn cứ theo quy định tại Điều 182 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về việc triệu tập bị can như sau:

1. Khi triệu tập bị can, Điều tra viên phải gửi giấy triệu tập. Giấy triệu tập bị can ghi rõ họ tên, chỗ ở của bị can; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm có mặt, thời gian làm việc, gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.
2. Giấy triệu tập bị can được gửi cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị can làm việc, học tập. Cơ quan, tổ chức nhận được giấy triệu tập có trách nhiệm chuyển ngay giấy triệu tập cho bị can.
Khi nhận giấy triệu tập, bị can phải ký nhận và ghi rõ giờ, ngày nhận. Người chuyển giấy triệu tập phải chuyển phần giấy triệu tập có ký nhận của bị can cho cơ quan đã triệu tập bị can; nếu bị can không ký nhận thì lập biên bản về việc đó và gửi cho cơ quan triệu tập bị can; nếu bị can vắng mặt thì có thể giao giấy triệu tập cho người thân thích của bị can có đủ năng lực hành vi dân sự để ký xác nhận và chuyển cho bị can.
3. Bị can phải có mặt theo giấy triệu tập. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan hoặc có biểu hiện trốn tránh thì Điều tra viên có thể ra quyết định áp giải.
4. Trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể triệu tập bị can. Việc triệu tập bị can được tiến hành theo quy định tại Điều này.

Như vậy, theo quy định trên, việc triệu tập bị can trong vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của Điều tra viên hoặc trong trường hợp cần thiết Kiểm sát viên cũng có thể triệu tập bị can.

>>Xem thêm: Thủ tục khởi tố bị can

Trách nhiệm của Điều tra viên

Khi triệu tập bị can, điều tra viên phải gửi giấy triệu tập cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị can làm việc, học tập. Giấy triệu tập bị can cần ghi rõ những thông tin sau:

- Họ tên, chỗ ở của bị can;

- Giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm có mặt;

- Thời gian làm việc;

- Gặp ai;

- Trách nhiệm về việc vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.

Trách nhiệm của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị can làm việc, học tập nhận được giấy triệu tập

- Chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị can làm việc, học tập nhận được giấy triệu tập có trách nhiệm chuyển ngay giấy triệu tập cho bị can.

- Nếu bị can vắng mặt thì có thể giao giấy triệu tập cho người thân thích của bị can có đủ năng lực hành vi dân sự để ký xác nhận và chuyển cho bị can.
- Sau khi bị can ký nhận phải chuyển phần giấy triệu tập có ký nhận của bị can cho cơ quan đã triệu tập bị can;

- Nếu bị can không ký nhận thì lập biên bản về việc đó và gửi cho cơ quan triệu tập bị can.

Trách nhiệm của bị can

- Khi nhận giấy triệu tập, bị can phải ký nhận và ghi rõ giờ, ngày nhận.

- Bị can phải có mặt theo giấy triệu tập. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan hoặc có biểu hiện trốn tránh thì Điều tra viên có thể ra quyết định áp giải.

Trên đây là nội dung tư vấn về quy định triệu tập bị can trong Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015. Trường hợp bạn còn vướng mắc cần tư vấn trực tiếp hãy liên hệ với chúng tôi. Luật sư tư vấn của Luật Hùng Thắng luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc của bạn.


22/10/2021
Lịch trình cho

Tư vấn miễn phí

Công ty Luật Hùng Thắng chuyên tư vấn doanh nghiệp, tư vấn luật doanh nghiệp, tư vấn thành lập công ty, tư vấn pháp lý thường xuyên, tư vấn thay đổi đăng ký kinh doanh, tư vấn đất đai, tư vấn hợp đồng, tư vấn hôn nhân, tư vấn ly hôn, tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình, luật sư bào chữa..

19000185