Hành vi sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy sẽ bị xử lý như thế…
Những ngày gần đây mạng xã hội đang xôn xao về vụ việc nam ca sĩ, nữ diễn viên –…
Cướp giật tài sản là hành vi ngang nhiên chiếm đoạt trái phép tài sản của người khác một cách nhanh chóng và bất ngờ. Người thực hiện hành vi cướp giật tài sản của người khác sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của Bộ Luật hình sự 2015.
1. Hành vi cướp giật tài sản là gì?
Hiện nay, Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 không có quy định mô tả thế nào là hành vi cướp giật tài sản. Tuy nhiên có thể hiểu "cướp giật tài sản là hành vi lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản hoặc có thể tự mình tạo ra những sơ hở để thực hiện hành vi công khai chiếm đoạt tài sản đang rồi nhanh chóng tẩu thoát".
Quyền sở hữu đối với tài sản của cá nhân, tổ chức là một trong những khách thể được Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 bảo vệ. Vì vậy mà những hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu trên sẽ bị xem là phạm tội khi cấu thành các yếu tố của tội phạm theo quy định của pháp luật.
1. Các yêu tố cấu thành tội cướp giật tài sản
a) Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội cướp giật tài sản là quyền sở hữu tài sản và quyền nhân thân (tính mạng, sức khỏe) của cá nhân, tổ chức được pháp luật bảo vệ. Cũng giống như những tội phạm liên quan đến tài sản khác, người có hành vi cướp giật tài sản đã xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Thường những tài sản bị cướp giật sẽ là tiền, trang sức hoặc những tài sản nhỏ, gọn có giá trị khác.
Có những trường hợp, người thực hiện hành vi cướp giật tài sản còn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc tính mạng của người bị cướp giật tài sản. Chính vì vậy, đây được xem là những yếu tố để tăng nặng trách nhiệm hình sự của người phạm tội.
b) Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội cướp giật tài sản là những người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật.
Những người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cướp giật tài sản. Những người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, có năng lực trách nhiệm hình sự chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cướp giật tài sản thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2,3,4 Điều 171 Bộ Luật Hình sự.
c) Mặt chủ quan của tội phạm
Đối với tội cướp giật tài sản thì người phạm tội thực hiện dưới hình thức cố ý trực tiếp. Bởi lẽ khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội luôn mong muốn chiếm đoạt được tài sản của người khác. Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện hành vi giật tài sản.
d) Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội cướp giật tài sản được thể hiện thông qua hành vi công khai, nhanh chóng chiếm đoạt trái phép tài sản của người khác.
Hành vi giật tài sản một cách nhanh chóng và mạnh mẽ khiến người bị hại bất ngờ được xem là một trong những yếu tố đặc thù để phân biệt tội cướp giật tài sản với những tội phạm xâm phạm về tài sản khác.
Ngoài ra, yếu tố công khai thể hiện ở việc người phạm tội không có sự giấu diếm, hay che giấu khi thực hiện hành vi phạm tội. Nhanh chóng chiếm đoạt thể hiện, người phạm tội sau khi tiếp nhận tài sản ngay lập tức dùng sức mạnh thể chất tác động vào tài sản làm cho tài sản làm cho tài sản rời khỏi sự quản lý của người khác.
Tội cướp giật tài sản được xem là hoàn thành khi tài sản bị giật vượt ra khởi sự kiểm soát hoặc quản lý của người bị giật. Trong trường hợp, người phạm tội đã thực hiện hành vi giật tài sản nhưng tài sản vẫn nằm trong sự quản lý, kiểm soát của người bị hại thì khi đó tội phạm được xem là chưa hoàn thành.
Hậu quả của tội cướp giật tài sản là tài sản bị cướp giật ra vượt ra khỏi sự kiểm soát hoặc quản lý của người bị giật. Trong một số trường hợp, còn có thể gây thương tích hoặc gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho người khác.
2. Hành vi cướp giật tài sản sẽ bị xử phạt như thế nào?
Theo quy định tại Điều 171 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 thì người có hành vi cướp giật tài sản sẽ bị xử lý như sau:
- Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Trên đây là những quy định về tội cướp giật tài sản theo Điều 171 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Nếu bạn còn bất cứ vướng mắc nào liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ chúng tối qua số hotline 19000185 hoặc gửi yêu cầu đến địa chỉ email: info@luathungthang.com để được tư vấn và hỗ trợ.