Tạm ngừng kinh doanh có cần kê khai nộp thuế không?
Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh có cần phải kê khai và nộp thuế theo…
Câu hỏi: Xin chào Luật sư, tôi mới thành lập hộ kinh doanh để kinh doanh đồ điện tử, điện lạnh. Theo tôi được biết thì hộ kinh doanh sẽ phải nộp thuế khoán vào ngân sách Nhà nước. Vậy cách thức tính thuế khoán cho hộ kinh doanh được xác định như thế nào? Mong Luật sư giải đáp giúp tôi.
Trả lời: Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Hùng Thắng. Với câu hỏi xác định cách thức tính thuế khoán cho hộ kinh doanh, Luật sư tư vấn của Luật Hùng Thắng xin được giải đáp cho bạn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Việc xác định thuế khoán phải nộp cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được thực hiện theo quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTC. Cụ thể như sau:
1. Nguyên tắc áp dụng nộp thuế khoán đối với hộ kinh doanh
Khoản 1 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định về nguyên tắc áp dụng nộp thuế khoán như sau:
“1. Nguyên tắc áp dụng
a) Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán (sau đây gọi là cá nhân nộp thuế khoán) là cá nhân kinh doanh có phát sinh doanh thu từ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh trừ cá nhân kinh doanh hướng dẫn tại Điều 3, Điều 4 và Điều 5 Thông tư này.
b) Đối với cá nhân nộp thuế khoán thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của năm.”
Theo như quy định trên thì trường hợp cá nhân nộp thuế khoán của mức doanh thu tính thuế TNCN dưới 100 triệu/năm thì không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN. Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán kinh doanh không trọn năm (không đủ 12 tháng trong năm dương lịch) bao gồm:
Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán đã được cơ quan thuế thông báo số thuế khoán phải nộp, nếu kinh doanh không trọn năm thì cá nhân được giảm thuế khoán phải nộp tương ứng với số tháng ngừng/nghỉ kinh doanh trong năm.
2. Căn cứ tính thuế GTGT và thuế TNCN khoán
Khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định về căn cứ tính thuế GTGT và thuế TNCN khoán của hộ kinh doanh dựa vào doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu. Cụ thể:
Công thức tính thuế phải nộp:
Trong đó:
Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn. Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề như sau:
Trường hợp cá nhân kinh doanh nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì cá nhân thực hiện khai và tính thuế theo tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề. Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề hoặc xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán của từng lĩnh vực, ngành nghề theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
3. Các trường hợp được miễn giảm thuế khoán đối với hộ kinh doanh
Các trường hợp được miễn nộp thuế khoán như sau:
Trên đây là những quy định của pháp luật về cách thức tính thuế khoán cho hộ kinh doanh, nếu bạn còn vướng mắc liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ với Công ty Luật Hùng Thắng để được tư vấn, hỗ trợ.
>>Xem thêm: Thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể