Chủ đề liên quan

Công ty Luật Hùng Thắng
Số điện thoại Công ty Luật Hùng Thắng
Liên hệ Công ty Luật Hùng Thắng

Thuế thu nhập doanh nghiệp (Thuế TNDN) là loại thuế mà tất cả các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh đều phải nộp. Vậy căn cứ để tính thuế TNDN được xác định như thế nào? Trong bài viết này, Công ty Luật Hùng Thắng sẽ cung cấp cho bạn những quy định của pháp luật về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

  • Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008;
  • Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung 2013;
  • Nghị định 218/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;
  • Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 218/2013/NĐ-CP quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;
  • Thông tư 96/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Thông tư 78/2014/TT-BTC.

1. Căn cứ tính thuế TNDN

Theo quy định tại Điều 6 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì căn cứ tính thuế TNDN là Thu nhập tính thuế và thuế suất. Cụ thể:

Thuế TNDN

=

Thu nhập tính thuế

x

Thuế suất

- Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định như sau:

Thu nhập tính thuế

=

Thu nhập chịu thuế

-

Thu nhập được miễn thuế

-

Các khoản lỗ được kết chuyển

- Thu nhập chịu thuế được xác định theo công thức:

Thu nhập chịu thuế

=

(Doanh thu – Chi phí được trừ)

+

Thu nhập chịu thuế khác

Trong đó:

-  Doanh thu là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ. Bao gồm cả khoản phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng. Không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

  • Nếu DN kê khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ: Là doanh thu không có thuế GTGT;
  • Nếu DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Là doanh thu bao gồm cả thuế GTGT.

-  Chi phí được trừ là những khoản chi phí không nằm trong các khoản chi phí không được trừ theo quy định của pháp luật. Và đồng thời các khoản chi phí được trừ phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
  • Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

- Thu nhập miễn thuế: Các khoản thu nhập được miễn thuế TNDN gồm 12 khoản thu nhập được miễn thuế TNDN quy định pháp luật.

2. Các khoản lỗ được kết chuyển:

Các khoản lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế. Chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước.

Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế cả năm mà bị lỗ thì phải chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

Doanh nghiệp có số lỗ giữa các quý trong cùng một năm tài chính thì được bù trừ số lỗ của quý trước vào các quý tiếp theo của năm tài chính đó. Khi quyết toán thuế toán thuế TNDN, doanh nghiệp xác định số lỗ của cả năm.

Quá thời hạn 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ, nếu số lỗ chưa chuyển hết thì sẽ không được chuyển vào thu nhập của các năm tiếp theo.

3. Thuế suất thuế TNDN:

Điều 11 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định về thuế suất thuế TNDN như sau:

  • Kể từ ngày 01/01/2014, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 11 Thông tư 78/2014/TT-BTC  và các trường hợp được áp dụng thuế suất ưu đãi. Kể từ ngày 01/01/2016, trường hợp thuộc diện áp dụng thuế suất 22% chuyển sang áp dụng thuế suất 20%.
  • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam (kể cả hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp) hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng được áp dụng thuế suất 20%. Tổng doanh thu năm làm căn cứ xác định doanh nghiệp thuộc đối tượng được áp dụng thuế suất 20% là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề được xác định căn cứ vào chỉ tiêu mã số [01] và chỉ tiêu mã số [08] trên Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của kỳ tính thuế năm trước liền kề theo Mẫu số 03-1A/TNDN kèm theo tờ khai quyết toán thuế TNDN số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính về quản lý thuế.
  • Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam từ 32% đến 50%. Căn cứ vào vị trí khai thác, điều kiện khai thác và trữ lượng mỏ doanh nghiệp có dự án đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí gửi hồ sơ dự án đầu tư đến Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức thuế suất cụ thể cho từng dự án, từng cơ sở kinh doanh. 
  • Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm (bao gồm: bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm trừ dầu khí) áp dụng thuế suất 50%; Trường hợp các mỏ tài nguyên quý hiếm có từ 70% diện tích được giao trở lên ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 40%.

Trên đây là giải đáp thắc mắc về căn cứ, cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành. Để tránh các rủi ro pháp lý khi thực hiện việc kê khai và tính thuế TNDN, Quý khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng, hiệu quả.

>>Xem thêm: Các trường hợp miễn giảm thuế TNDN


22/02/2021
Lịch trình cho

Tư vấn miễn phí

Công ty Luật Hùng Thắng chuyên tư vấn doanh nghiệp, tư vấn luật doanh nghiệp, tư vấn thành lập công ty, tư vấn pháp lý thường xuyên, tư vấn thay đổi đăng ký kinh doanh, tư vấn đất đai, tư vấn hợp đồng, tư vấn hôn nhân, tư vấn ly hôn, tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình, luật sư bào chữa..

19000185