Tạm ngừng kinh doanh có cần kê khai nộp thuế không?
Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh có cần phải kê khai và nộp thuế theo…
Trong quá trình hoạt động, khi phát sinh các khoản thuế phải nộp thì doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện việc nộp thuế với Nhà nước đúng thời hạn theo quy định. Hành vi chậm nộp thuế sẽ bị xử lý như thế nào ? Hãy cùng Luật Hùng Thắng tìm hiểu các quy định của pháp luật về vấn đề này. Căn cứ pháp lý theo Luật quản lý thuế 2019. Nội dung tư vấn như sau:
1. Thời hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật
Theo quy định tại Điều 55 Luật quản lý thuế thì thời hạn nộp thuế được xác định như sau:
Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót.
Trường hợp cơ quan thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế.
Đối với các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước từ đất, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, lệ phí trước bạ, lệ phí môn bài thì thời hạn nộp theo quy định của Chính phủ.
Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế, thời hạn nộp thuế thực hiện theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; trường hợp phát sinh số tiền thuế phải nộp sau khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa thì thời hạn nộp thuế phát sinh được thực hiện như sau:
2. Các trường hợp phải nộp tiền chậm nộp thuế
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 59 Luật quản lý thuế thì các trường hợp phải nộp tiền chậm nộp thuế bao gồm:
3. Mức phạt đối với hành vi chậm nộp thuế
Khoản 2 Điều 59 Luật quản lý thuế quy định về mức phạt và cách tính thời gian tính tiền chậm nộp thuế như sau:
“2. Mức tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp;
Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp quy định tại khoản 1 Điều này đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước.
Người nộp thuế tự xác định số tiền chậm nộp theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định. Trường hợp người nộp thuế có khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 60 của Luật này.
Trường hợp sau 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, người nộp thuế chưa nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thì cơ quan quản lý thuế thông báo cho người nộp thuế biết số tiền thuế, tiền phạt còn nợ và số ngày chậm nộp.”
Theo quy định trên thì công thức tính tiền phạt chậm nộp thuế như sau:
Số tiền phạt chậm nộp thuế = Số tiền chậm nộp thuế x 0,03% x Số ngày chậm nộp
Trên đây là những quy định của pháp luật về mức phạt đối với hành vi chậm nộp thuế của doanh nghiệp, nếu bạn còn vướng mắc liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ với Công ty Luật Hùng Thắng để được tư vấn, hỗ trợ.