Tạm ngừng kinh doanh có cần kê khai nộp thuế không?
Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh có cần phải kê khai và nộp thuế theo…
Nộp báo cáo tài chính hàng năm là nghĩa vụ bắt buộc của doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng phải nộp Báo cáo tài chính. Hãy cùng Luật Hùng Thắng tìm hiểu những quy định của pháp luật về những trường hợp phải nộp và không phải nộp báo cáo tài chính năm 2020.
1. Căn cứ pháp lý
Thời điểm tháng 3 hàng năm là lúc các doanh nghiệp rục rịch để chuẩn bị cho việc nộp Báo cáo tài chính (BCTC). Theo quy định của Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành thì việc nộp báo cáo tài chính của doanh nghiệp được thực hiện như sau:
2. Những trường hợp phải nộp báo cáo tài chính 2020
Đối tượng áp dụng lập BCTC bao gồm tất cả các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ những trường hợp không phải nộp báo cáo tài chính. Cụ thể:
Đối tượng lập BCTC
Hệ thống BCTC năm được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các ngành và các thành phần kinh tế. BCTC năm phải lập theo dạng đầy đủ.
Đối tượng lập BCTC giữa niên độ (BCTC quý và BCTC bán niên) bao gồm:
+ Doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ hoặc nắm giữ cổ phần chi phối, đơn vị có lợi ích công chúng phải lập BCTC giữa niên độ;
+ Các doanh nghiệp khác không thuộc đối tượng nêu trên được khuyến khích lập BCTC giữa niên độ (nhưng không bắt buộc). BCTC giữa niên độ được lập dưới dạng đầy đủ hoặc tóm lược.
3. Những trường hợp không phải nộp báo cáo tài chính 2020
Những doanh nghiệp siêu nhỏ
Trường hợp doanh nghiệp không phải nộp báo cáo tài chính được áp dụng với dụng với doanh nghiệp siêu nhỏ, căn cứ theo Thông tư 132/2018/TT – BTC. Doanh nghiệp siêu nhỏ được xác định là doanh nghiệp có từ dưới 10 lao động và mức vốn hoặc doanh thu dưới 3 tỷ đồng, đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp – xây dựng; doanh nghiệp có dưới 10 lao động, mức lợi nhuận dưới 10 tỷ hoặc tổng vốn dưới 3 tỷ, với doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ.
Doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ không bắt buộc lập báo cáo tài chính gửi cơ quan thuế, và sẽ nộp thuế thông qua doanh thu bán hàng hoặc thu nhập tính thuế. Sở dĩ loại doanh nghiệp này được pháp luật không yêu cầu nộp báo cáo tài chính vì mức lợi nhuận phát sinh thấp, mô hình công ty đơn giản, nên việc kiểm soát không quá khó khăn. Đồng thời, việc không yêu cầu nộp cũng làm giảm bớt gánh nặng về thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động, phát triển.
Những doanh nghiệp được gộp BCTC
Gộp báo cáo tài chính là việc cộng kỳ kế toán năm đầu tiên (hoặc năm cuối cùng) với kỳ kế toán tiếp theo (hoặc với kỳ kế toán trước đó). Theo quy định tại Khoản 4 Điều 12 Luật kế toán số 88/2015/QH13 và Khoản 3 điều 3 Thông tư số 78/2014/TT-BTC thì doanh nghiệp được gộp BCTC năm 2020 và năm 2021 khi có các điều kiện sau:
+) Áp dụng cho trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng có thời gian ngắn hơn 90 ngày thì được phép cộng với kỳ kế toán năm tiếp theo hoặc là cộng với kỳ kế toán năm trước đó để tính làm một kỳ kế toán năm;
+) Kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng phải ngắn hơn 15 tháng.
+) Doanh nghiệp mới thành lập vào quý 4/2020 chưa phát sinh doanh thu thì có thể gộp báo cáo tài chính sang năm 2021.
Những doanh nghiệp đang tạm ngừng hoạt động kinh doanh
Trong quá trình hoạt động, vì một số lý do nào đó mà doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Trong trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh tròn 1 năm tài chính từ 01/01/2020 đến 31/12/2021 thì sẽ không phải nộp BCTC năm 2020.
Những doanh nghiệp đang tiến hành thủ tục giải thể từ Quý 1/2020
Trong trường hợp doanh nghiệp đang thực hiện thủ tục giải thể từ Quý 1/2020 thì doanh nghiệp sẽ không phải thực hiện lập BCTC năm 2020.
Trên đây là những quy định của pháp luật về những trường hợp phải nộp và không phải nộp BCTC năm 2020. Nếu bạn còn vất cứ vướng mắc nào liên quan đến vấn đề này hoặc bạn cần dịch vụ Báo cáo tài chính năm 2020 cho doanh nghiệp, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.