Chủ đề liên quan

Công ty Luật Hùng Thắng
Số điện thoại Công ty Luật Hùng Thắng
Liên hệ Công ty Luật Hùng Thắng

Chắc hẳn trong quá trình hoạt động doanh nghiệp và kê khai thuế cho công ty, các doanh nghiệp đã bắt gặp thuật ngữ Thuế Giá trị gia tăng (Thuế GTGT) hay còn gọi là thuế VAT. Vậy thuế VAT là gì? Quy định của pháp luật về thuế VAT ra sao?

1. Căn cứ pháp lý

  • Luật Thuế giá trị gia tăng số 31/2013/QH13 của Quốc hội;     
  • Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế 71/2014/QH13;
  • Nghị định 12/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế;
  • Luật số 106/2016/QH13 ngày 06/04/2016 của Quốc Hội khóa XIII sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng; Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế.

2. Nội Dung

Thuế giá trị gia tăng (Thuế VAT) là gì?

VAT, viết tắt của cụm từ Value Addex Tax, có nghĩa là thuế giá trị gia tăng (GTGT). 

Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng quy định: “Thuế giá trị gia tăng (VAT) là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”. Thuế GTGT chỉ áp dụng trên phần giá trị tăng thêm mà không phải đối với toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ. 

Thuế giá trị gia tăng là một trong những loại thuế gián thu được cộng vào hàng hóa dịch vụ và sẽ do người dùng trả khi mua hàng hóa dịch vụ đó. Do đó, khách hàng chính là người phải trả thuế giá trị gia tăng, và đơn vị sản xuất kinh doanh sẽ trực tiếp đóng thuế với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do đó, khách hàng gần như không biết mình không những phải trả tiền cho giá trị của hàng hóa mà còn phải đóng thuế giá trị gia tăng phát sinh từ hàng hóa đó.

Những đối tượng phải chịu thuế giá trị gia tăng

Theo quy định tại Điều 3 Luật thuế giá trị gia tăng thì đối tượng chịu thuế GTGT“Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này.”

Như vậy, để trở thành đối tượng chịu thuế GTGT thì hàng hóa đó phải bị tác động bởi một trong các hành vi sau: hoặc là sản xuất, hoặc là kinh doanh hoặc là tiêu dùng ở Việt Nam; dịch vụ đó phải bị tác động bởi một trong các hành vi hoặc là kinh doanh hoặc là sử dụng ở Việt Nam. Lý giải cho vấn đề này cũng đơn giản, bởi vì thuế GTGT không quan tâm đến hành vi tác động vào đối tượng chịu thuế mà chỉ quan tâm đến giá trị tăng thêm của đối tượng chịu thuế. Vì vậy bất cứ khi nào, ở đâu trên lãnh thổ Việt Nam, hàng hóa dịch vụ có phát sinh giá trị tăng thêm do hành vi tác động của đối tượng nộp thuế thì hàng hóa, dịch vụ đó là đối tượng chịu thuế GTGT.

Có thể nói, đối tượng chịu thuế GTGT quy định đối tượng chịu thuế gồm toàn bộ hàng hóa, dịch vụ được mua bán, tiêu dùng trên thị trường: hàng hóa, dịch vụ được sản xuất và tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, do tính chất của sản xuất và tiêu dùng ở nước ta hiện nay, mặt khác để nâng đỡ và khuyến khích phát triển đối với một số ngành, lĩnh vực nên Điều 5 Luật thuế GTGT có quy định một số loại hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT. Cụ thể, có 25 đối tượng hàng hóa, dịch vụ không phải chịu thuế GTGT như sau:

1. Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu;

2. Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền;

3. Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp; Phân bón; máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; tàu đánh bắt xa bờ; thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác;

4. Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt mà thành phần chính là Na-tri-clo-rua (NaCl);

5. Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê;

6. Chuyển quyền sử dụng đất;

7. Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm người học, các dịch vụ bảo hiểm khác liên quan đến con người; bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây trồng, các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp khác; bảo hiểm tàu, thuyền, trang thiết bị và các dụng cụ cần thiết khác phục vụ trực tiếp đánh bắt thuỷ sản; tái bảo hiểm;

8. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán sau đây:

a) Dịch vụ cấp tín dụng bao gồm: cho vay; chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác; bảo lãnh; cho thuê tài chính; phát hành thẻ tín dụng; bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế; hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của pháp luật;

b) Dịch vụ cho vay của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng;

c) Kinh doanh chứng khoán bao gồm: môi giới chứng khoán; tự doanh chứng khoán; bảo lãnh phát hành chứng khoán; tư vấn đầu tư chứng khoán; lưu ký chứng khoán; quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán; dịch vụ tổ chức thị trường của sở giao dịch chứng khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán; hoạt động kinh doanh chứng khoán khác theo quy định của pháp luật về chứng khoán;

d) Chuyển nhượng vốn bao gồm: chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư, kể cả trường hợp bán doanh nghiệp cho doanh nghiệp khác để sản xuất, kinh doanh, chuyển nhượng chứng khoán; hình thức chuyển nhượng vốn khác theo quy định của pháp luật;

đ) Bán nợ;

e) Kinh doanh ngoại tệ;

g) Dịch vụ tài chính phái sinh bao gồm: hoán đổi lãi suất; hợp đồng kỳ hạn; hợp đồng tương lai; quyền chọn mua, bán ngoại tệ; dịch vụ tài chính phái sinh khác theo quy định của pháp luật;

h) Bán tài sản bảo đảm của khoản nợ của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam;

9. Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi;

10. Dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích và Internet phổ cập theo chương trình của Chính phủ;

11. Dịch vụ duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng; dịch vụ tang lễ;

12. Duy tu, sửa chữa, xây dựng bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân, vốn viện trợ nhân đạo đối với các công trình văn hóa, nghệ thuật, công trình phục vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà ở cho đối tượng chính sách xã hội;

13. Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật;

14. Phát sóng truyền thanh, truyền hình bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước;

15. Xuất bản, nhập khẩu, phát hành báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách khoa học – kỹ thuật, sách in bằng chữ dân tộc thiểu số và tranh, ảnh, áp phích tuyên truyền cổ động, kể cả dưới dạng băng hoặc đĩa ghi tiếng, ghi hình, dữ liệu điện tử; tiền, in tiền;

16. Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện;

17. Máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt; tàu bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp hoặc thuê của nước ngoài để sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, cho thuê, cho thuê lại;

18. Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh;

19. Hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo mức quy định của Chính phủ; đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế. Hàng hóa, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam.

20. Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất; gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài; hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau.

21. Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ; phần mềm máy tính.

22. Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng chưa được chế tác thành sản phẩm mỹ nghệ, đồ trang sức hay sản phẩm khác.

23. Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác.

24. Sản phẩm nhân tạo dùng để thay thế cho bộ phận cơ thể của người bệnh; nạng, xe lăn và dụng cụ chuyên dùng khác cho người tàn tật.

25. Hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ một trăm triệu đồng trở xuống.

Trên đây là những quy định của pháp luật về thuế GTGT (Thuế VAT) và những đối tượng phải chịu thuế GTGT, nếu bạn cần tư vấn thêm về nội dung này hoặc các vấn đề liên quan đến thuế GTGT, vui lòng liên hệ Hotline: 19000185 Công ty Luật Hùng Thắng để được tư vấn và hỗ trợ.

Những lưu ý về kê khai thuế khi mới thành lập công ty

  • Đối với kê khai thuế giá trị gia tăng: Doanh nghiệp không phát sinh hóa đơn đầu vào và đầu ra thì đến thời hạn kê khai và nộp thuế công ty vẫn phải nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng (VAT).
  • Đối với báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn: Doanh nghiệp vẫn cần phải kê khai dù chưa xuất hóa đơn giá trị gia tăng của công ty (nếu Công ty đã thực hiện thủ tục thông báo phát hành hóa đơn giá trị gia tăng).
  • Đối với báo cáo tài chính cuối năm: Doanh nghiệp lưu ý dù công ty không phát sinh hoạt động kinh doanh vẫn phải lập và nộp báo cáo tài chính cuối năm cho năm hoạt động.

Hiện nay, Tư vấn doanh nghiệp vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo cho Doanh nghiệp của bạn thành công, phát triển bền vững, hiệu quả và phù hợp với các quy định của pháp luật.

Với đội ngũ luật sư giỏi, có trình độ chuyên môn cao, am hiểu luật doanh nghiệp nhiều năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp, chúng tôi là đơn vị hàng đầu cung cấp các dịch vụ tư vấn thành lập công ty mới, thay đổi đăng ký kinh doanh, sát nhập và giải thể doanh nghiệp.

Luật Hùng Thắng là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn luật Doanh nghiệp, tư vấn thành lập công ty, chia sẽ Kinh Nghiệm Để Thành Lập Công Ty Riêng Thành Công luôn đáp ứng tốt hơn nữa những yêu cầu tư vấn cho khách hàng và hoàn thành sứ mệnh, nhằm đảm bảo tối đa quyền lợi của khách hàng, hạn chế tối thiểu rủi ro trong quá trình hoạt động của Doanh nghiệp. Hỗ trợ tốt cho sự thành công của doanh nghiệp cũng chính là thành công của công ty Luật chúng tôi.

Có Thể Bạn Quan Tâm

Macro alias: LinkDangKyKinhDoanh

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT HÙNG THẮNG

Trụ sở: 10-A9, Tập thể Bộ Công an, Phường Tứ Liên, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.

VP Hà Nội: Số 202 Mai Anh Tuấn, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.

VP Hà Tĩnh: 286 Nguyễn Du, Thành phố Hà Tĩnh, Tỉnh Hà Tĩnh.

Hotline: 19000185

Email: info@luathungthang.com


22/02/2021
Lịch trình cho

Tư vấn miễn phí

Công ty Luật Hùng Thắng chuyên tư vấn doanh nghiệp, tư vấn luật doanh nghiệp, tư vấn thành lập công ty, tư vấn pháp lý thường xuyên, tư vấn thay đổi đăng ký kinh doanh, tư vấn đất đai, tư vấn hợp đồng, tư vấn hôn nhân, tư vấn ly hôn, tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình, luật sư bào chữa..

19000185