Thuật ngữ Bảo lĩnh và Bảo lãnh khác nhau như thế nào theo quy định pháp luậ…
Trên thực tế, chúng ta thường nghe bảo lĩnh và bảo lĩnh, vậy thuật ngữ bảo lĩnh…
Bộ luật tố tụng hình sự 2015;
Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC quy định chi tiết trình tự, thủ tục, mức tiền đặt, việc tạm giữ, hoàn trả, tịch thu, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã đặt để bảo đảm
Tham khảo thêm 2 bài viết bên dưới để hiểu rõ hơn:
Đặt tiền để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Theo đó, căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ hoặc người thân thích của họ đặt tiền để bảo đảm.
Xem thêm các quy định về biện pháp đặt tiền bảo đảm để tại ngoại.
Căn cứ theo Điều 3 TTLT 06/2018/TTLT- BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC, thì tiền đặt để bảo đảm được quy định:
“Điều 3. Tiền đặt để bảo đảm
Tiền đặt để bảo đảm là Việt Nam đồng, thuộc sở hữu hợp pháp của bị can, bị cáo, người thân thích của bị can, bị cáo hoặc người đại diện của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất”.
Như vậy, tiền đặt phải là Việt Nam đồng, thuộc sở hữu hợp pháp của bị can, bị cáo, người thân thích của bị can, bị cáo hoặc người đại diện của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
Căn cứ vào Điều 4 TTLT 06/2018/TTLT- BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC thì mức tiền đặt để bảo đảm để được tại ngoại sẽ do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án quyết định, nhưng không dưới:
Tuy nhiên, mức tiền đặt này có thể được giảm thấp hơn theo quy định trên nhưng không dưới một phần hai (1/2) mức tương ứng trong trường hợp:
Như vậy, đối chiếu theo quy định trên, thì với mỗi một loại tội phạm khác nhau, mỗi một đối tượng khác nhau thì sẽ có mức đặt tiền khác nhau. Nắm được mức đặt tiền để bảo đảm là bao nhiêu để được tại ngoại giúp khách hàng có thể chuẩn bị để thực hiện thủ tục xin tại ngoại nhanh chóng.
Về vấn đề quản lý tiền đặt để bảo đảm thì theo Điều 5 TTLT 06/2018/TTLT- BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC có quy định cụ thể như sau:
“Điều 5. Quản lý tiền đặt để bảo đảm
1. Cơ quan quản lý tiền đặt để bảo đảm:
a) Tiền được đặt để bảo đảm trong giai đoạn điều tra, truy tố được quản lý trong tài khoản tạm giữ của Cơ quan điều tra có thẩm quyền tiến hành tố tụng đối với vụ án tại Kho bạc Nhà nước;
b) Tiền được đặt để bảo đảm trong giai đoạn xét xử được quản lý trong tài khoản tạm giữ của Tòa án nhân dân nơi có thẩm quyền xét xử sơ thẩm tại Kho bạc Nhà nước;
c) Tiền được đặt để bảo đảm theo quyết định của Cơ quan điều tra trong quân đội, Viện kiểm sát quân sự, Tòa án quân sự được quản lý tại cơ quan tài chính tương ứng trong Quân đội.
2. Kho bạc Nhà nước, cơ quan tài chính trong Quân đội có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận và quản lý tiền được đặt để bảo đảm theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
b) Trả lại tiền được đặt để bảo đảm cho bị can, bị cáo, người được bị can, bị cáo ủy quyền, người thân thích của bị can, bị cáo hoặc người đại diện của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch này;
c) Phối hợp chặt chẽ với cơ quan ra quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm và tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao nhận tiền được đặt để bảo đảm”.
Trên đây là những tư vấn của Luật Hùng Thắng vấn đề Mức tiền đặt để bảo đảm là bao nhiêu để được tại ngoại? Nếu có bất cứ vấn đề pháp lý nào cần được giải đáp, Luật Hùng Thắng luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những thông tin cần thiết.
Vui lòng liên hệ CÔNG TY LUẬT HÙNG THẮNG nếu còn những vướng mắc, chưa rõ hoặc tư vấn pháp lý khác để được tư vấn cụ thể.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT HÙNG THẮNG
Địa chỉ: 10-A9, Tập thể Bộ Công an, Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội.
VP Hà Nội: Số 202 Mai Anh Tuấn, Thành Công, Ba Đình, Hà Nội.
VP Hà Tĩnh: 286 Nguyễn Du, TP Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.
Hotline: 19000185 // Email: info@luathungthang.com.