Kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp không chính xác sẽ bị xử lý như thế nào?…
Luật doanh nghiệp đã đặt ra quy định nghiêm cấm đối với một số hành vi gây ảnh h…
Thành lập hộ kinh doanh cá thể là thủ tục tương đối đơn giản, tuy nhiên để thanh lập hộ kinh doanh hoạt động theo đúng quy định của pháp luật thì bạn cần phải nắm được những lưu ý như sau:
1. Căn cứ pháp lý
- Luật doanh nghiệp 2020;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
2. Nội dung
Để thành lập hộ kinh doanh cá thể thì cần phải lưu ý những vấn đề sau:
Thứ nhất, về chủ thể đăng ký hộ kinh doanh
Theo quy định tại Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này, trừ các trường hợp sau đây:
Như vậy, mọi cá nhân, thành viên hộ gia đình nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật thì đều có quyền thành lập hộ kinh doanh cá thể.
Thứ hai, về địa chỉ trụ sở của hộ kinh doanh
Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể là nơi thực hiện hoạt động kinh doanh. Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.
Thứ ba, về cách đặt tên của hộ kinh doanh
Mỗi hộ kinh doanh đều có tên gọi riêng, việc đặt tên cho hộ kinh doanh được thực hiện như sau:
- Cụm từ “Hộ kinh doanh”;
- Tên riêng của hộ kinh doanh.
Thứ tư, về ngành nghề đăng ký của hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của hộ kinh doanh thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Khi đăn ký thành lập hộ kinh doanh, hộ kinh doanh phải ghi ngành, nghề kinh doanh trên Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
Thứ năm, về trách nhiệm pháp lý của hộ kinh doanh
Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
Hộ kinh doanh, người thành lập hộ kinh doanh tự kê khai hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh.
Thứ sáu, về số lượng lao động tối đa của hộ kinh doanh
Số lượng lao động tối đa mà hộ kinh doanh cá thể được phép sử dụng là 9 lao động. Từ 10 lao động trở lên bắt buộc phải chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức doanh nghiệp để tránh bị cơ quan chức năng xử lý vi phạm.
Thứ bảy, về giấy tờ cần có để đăng ký hộ kinh doanh
Khi thành lập hộ kinh doanh cần phải chuẩn bị những giấy tờ sau:
Trên đây là những lưu ý khi thành lập hộ kinh doanh cá thể . Nếu bạn đang quan tâm đến thủ tục thành lập hộ kinh doanh hoặc bạn còn bất cứ vướng mắc nào liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ Luật Hùng Thắng để được tư vấn và hỗ trợ.