Kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp không chính xác sẽ bị xử lý như thế nào?…
Luật doanh nghiệp đã đặt ra quy định nghiêm cấm đối với một số hành vi gây ảnh h…
Căn cứ theo Luật doanh nghiệp 2020;Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp và Nghị định 47/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật doanh nghiệp. Cho biết cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp nhà nước có điểm gì khác biệt so với những loại hình doanh nghiệp khác. Trong đó, Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do nhà nước năm giữ trên 50% vốn điều lệ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Quy định về cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì Cơ cấu tổ chức quản lý của Doanh nghiệp nhà nước theo hình thức công ty TNHH một thành viên và có hai mô hình sau:
– Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.
– Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.
Trong khi đó, Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định Cơ cấu tổ chức quản lý của Doanh nghiệp nhà nước theo hình thức Công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên, Công ty cổ phần và có hai mô hình sau:
– Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát.
– Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát.
Như vậy, với việc quy định doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và có thể hoạt động theo hình thức Công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên, Công ty cổ phần thì Luật doanh nghiệp 2020 đã quy định về cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp nhà nước khác với Luật doanh nghiệp 2014.
2. Các thành phần trong cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước
Hội đồng thành viên nhân danh công ty thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Hội đồng thành viên bao gồm Chủ tịch và các thành viên khác, số lượng không quá 07 người. Thành viên Hội đồng thành viên do cơ quan đại diện chủ sở hữu bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật.
Nhiệm kỳ của Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên không quá 05 năm. Thành viên Hội đồng thành viên có thể được bổ nhiệm lại. Một cá nhân được bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng thành viên không quá 02 nhiệm kỳ tại một công ty, trừ trường hợp đã có trên 15 năm làm việc liên tục tại công ty đó trước khi được bổ nhiệm lần đầu. Điều kiện trở thành thành viên của Hội đồng thành viên được quy định tại Điều 93 Luật doanh nghiệp 2020.
Chủ tịch Hội đồng thành viên do cơ quan đại diện chủ sở hữu bổ nhiệm theo quy định của pháp luật. Chủ tịch Hội đồng thành viên không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty và doanh nghiệp khác. Chủ tịch Hội đồng thành viên có các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 95 Luật doanh nghiệp 2020.
Chủ tịch công ty do cơ quan đại diện chủ sở hữu bổ nhiệm theo quy định của pháp luật. Chủ tịch công ty có nhiệm kỳ không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại. Một cá nhân được bổ nhiệm không quá hai nhiệm kỳ, trừ trường hợp người được bổ nhiệm đã có trên 15 năm làm việc liên tục tại công ty đó trước khi được bổ nhiệm lần đầu. Tiêu chuẩn, điều kiện và các trường hợp miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch công ty được thực hiện theo quy định tại Điều 93 và Điều 94 của Luật doanh nghiệp.
Chủ tịch công ty thực hiện quyền, nghĩa vụ của người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại công ty theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm khác theo quy định tại Điều 92 và Điều 97 của Luật doanh nghiệp.
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc do Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê theo phương án nhân sự đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có nhiệm vụ điều hành các hoạt động hằng ngày của công ty và thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Công ty có một hoặc một số Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc. Số lượng, thẩm quyền bổ nhiệm Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc quy định tại Điều lệ công ty. Quyền và nghĩa vụ của Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động.
Tiêu chuẩn, điều kiện của Giám đốc, Tổng giám đốc được thực hiện theo quy định tại Điều 101 Luật doanh nghiệp.
Căn cứ quy mô của công ty, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập Ban kiểm soát có từ 01 đến 05 Kiểm soát viên, trong đó có Trưởng Ban kiểm soát. Nhiệm kỳ Kiểm soát viên không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại nhưng không quá 02 nhiệm kỳ liên tục tại công ty đó. Trường hợp Ban kiểm soát chỉ có 01 Kiểm soát viên thì Kiểm soát viên đó đồng thời là Trưởng Ban kiểm soát và phải đáp ứng tiêu chuẩn của Trưởng Ban kiểm soát.
Một cá nhân có thể đồng thời được bổ nhiệm làm Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên của không quá 04 doanh nghiệp nhà nước. Quyền và nghĩa vụ của Ban kiểm soát được thực hiện theo quy định tại Điều 104 và Điều 105 của Luật doanh nghiệp.
Trên đây là những quy định về cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp nhà nước. Nếu bạn còn bất cứ vướng mắc nào liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.
Có thể bạn cần tham khảo:
- Doanh nghiệp nhà nước là gì?