Kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp không chính xác sẽ bị xử lý như thế nào?…
Luật doanh nghiệp đã đặt ra quy định nghiêm cấm đối với một số hành vi gây ảnh h…
Ngày nay, việc sử dụng internet ngày càng trở nên phổ biến, cùng với đó là nhu cầu được giao lưu, kết nối cũng tăng cao. Chính vì vậy mà các trang mạng xã hội nối tiếp nhau ra đời, tạo ra các diễn đàn để mọi người có thể giao lưu, chia sẻ, trò chuyện với nhau dù ở bất kỳ thời gian, khu vực hay quốc gia nào. Vì vậy, trong bài viết này, Công ty Luật Hùng Thắng sẽ cung cấp cho các bạn một vài thông tin cần thiết về giấy phép mạng xã hội là gì? Các văn bản pháp luật quy định về giấy phép này? Cách thực hiện thủ tục thiết lập mạng xã hội tại cơ quan nhà nước…
Theo quy định tại Khoản 22, Điều 3, Nghị định 72/2013/NĐ-CP thì: “Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác.” Các mạng xã hội trước khi đưa vào vận hành cần phải có giấy phép do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp. Tuy nhiên, hiện nay không phải trang mạng xã hội nào hoạt động cũng đã tiến hành xin giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Theo quy định của Pháp luật chuyên ngành thì: Giấy phép mạng xã hội là giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp cho tổ chức doanh nghiệp đủ điều kiện, thiết lập website có tính năng cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác (website mạng xã hội).
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép mạng xã hội
Hồ sơ xin giấy phép mạng xã hội bao gồm các giấy tờ như sau:
1) Đơn đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội ( theo mẫu)
2) Bản sao có chứng thực một trong các loại giấy tờ: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Quyết định thành lập; Điều lệ hoạt động (đối với các tổ chức hội, đoàn thể).
3) Đề án hoạt động mạng xã hội do tổ chức, doanh nghiệp tự xây dựng trong đó có đầy đủ phạm vi hoạt động, phương án tài chính, nhân sự, kỹ thuật… để vận hành mạng xã hội
4) Thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội xác định quyền nghĩa vụ của đơn vị quản lý mạng xã hội và người sử dụng mạng xã hội.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, tổ chức, doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Bộ Thông tin và Truyền thông.
Bước 3: Nhận kết quả
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì sau 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét cấp giấy phép cho tổ chức, doanh nghiệp. Nếu hồ sơ không hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được công văn thông báo sửa đổi bổ sung.
Tham khảo thông tin liên quan: