Kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp không chính xác sẽ bị xử lý như thế nào?…
Luật doanh nghiệp đã đặt ra quy định nghiêm cấm đối với một số hành vi gây ảnh h…
Con dấu công ty không chỉ thể hiện tư cách pháp nhân của công ty mà còn là dấu hiệu để phân biệt các công ty với nhau. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thể thay đổi mẫu dấu công ty tùy theo nhu cầu của mình. Trong bài viết dưới đây, Luật Hùng Thắng sẽ hướng dẫn bạn thực hiện thủ tục thay đổi mẫu dấu công ty theo Luật doanh nghiệp 2021.
1. Dấu công ty là gì? Con dấu công ty có những nội dung gì?
Luật doanh nghiệp 2020 không có quy định để định nghĩa thế nào là con dấu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 43 Luật doanh nghiệp thì “Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp”.
Như vậy, con dấu của doanh nghiệp sẽ do doanh nghiệp tự quyết định về hình thức, nội dung và số lượng. Bên cạnh con dấu được làm từ các cơ sở khắc dấu, Luật doanh nghiệp 2020 cũng ghi nhận thêm “dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử”.
Nếu như Luật doanh nghiệp 2014 quy định; Nội dung con dấu phải thể hiện được các thông tin: tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp; Mẫu con dấu doanh nghiệp được thể hiện dưới một hình thức cụ thể (hình tròn, hình đa giác hoặc hình dạng khác) và mỗi doanh nghiệp có một mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước thì Luật doanh nghiệp 2020 đã bỏ quy định về nội dung con dấu phải có thông tin tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp; bỏ quy định về hình thức con dấu, giao toàn quyền cho doanh nghiệp trong việc quyết định về nội dung và hình thức của con dấu.
2. Những trường hợp phải thay đổi mẫu dấu công ty
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp được tự quyết định về số lượng, hình thức và nội dung con dấu. Vì vây, doanh nghiệp có thể tiến hành thay đổi con dấu khi có nhu cầu. Thường thì doanh nghiệp sẽ thay đổi con dấu trong các trường hợp sau:
3. Thủ tục thay đổi mẫu dấu công ty
Nếu như Luật doanh nghiệp 2014 quy định trước khi sử dụng con dấu mới, doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ thông báo mẫu dấu với cơ quan Đăng ký kinh doanh thì đến Luật doanh nghiệp 2020 đã không còn quy định về việc doanh nghiệp phải thông báo mẫu dấu trước khi sử dụng nữa.
Như vậy, khi tiến hành thay đổi mẫu dấu, doanh nghiệp chỉ cần liên hệ với đơn vị khắc dấu để làm con dấu theo yêu cầu của doanh nghiệp và sử dụng. Đây được xem là quy định mới, tiến bộ, phù hợp trong việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục hành chính về doanh nghiệp.
Lưu ý:
Đối với các doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2015: Trường hợp Doanh nghiệp làm thêm con dấu, thay đổi màu mực dấu thì có thể chủ động liên hệ với cơ sở khắc dấu để làm dấu mới đồng thời phải nộp lại con dấu cũ và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho Cơ quan Công an nơi đã cấp dấu theo quy định tại Nghị định 99/2016/NĐ-CP về việc quản lý và sử dụng con dấu. Cơ quan Công an sẽ cấp Giấy biên nhận đã nhận lại con dấu tại thời điểm tiếp nhận lại con dấu của Doanh nghiệp.
Trường hợp Doanh nghiệp bị mất con dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu thì Doanh nghiệp được làm lại con dấu mới. Đồng thời Thông báo việc mất con dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho Cơ quan Công an nơi đã cấp dấu.
>>Xem thêm: - Thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh hiện nay như thế nào?