Kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp không chính xác sẽ bị xử lý như thế nào?…
Luật doanh nghiệp đã đặt ra quy định nghiêm cấm đối với một số hành vi gây ảnh h…
Tên doanh nghiệp được xem là dấu hiệu đặc trưng để phân biệt các doanh nghiệp với nhau. Để tránh trường hợp đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp khác. Căn cứ theo Luật doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, pháp luật đã quy định về những trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
1. Quy định về tên doanh nghiệp
Theo quy định tại Điều 37 của Luật doanh nghiệp thì Tên tiếng việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố:
Ngoài tên tiếng Việt thì doanh nghiệp có thể có tên tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp.
Một trong những điều cầm khi đặt tên doanh nghiệp đó là doanh nghiệp không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với những doanh nghiệp đã đăng ký trước đó theo quy định tại Điều 41 Luật doanh nghiệp.
2. Trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Khoản 1 Điều 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp như sau:
“1. Không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu đó. Trước khi đăng ký đặt tên doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp tham khảo các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã đăng ký và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp.”
Căn cứ để xác định tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được thực hiện theo các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Để tránh xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, chủ thể đăng ký kinh doanh có thể tra cứu tên dự định đặt xem có trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ hay không.
Lưu ý: Trong trường hợp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, doanh nghiệp phải hoàn toàn chịu trách nhiệm và phải đăng ký đổi tên theo quy định.
3. Xử lý trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
- Trong trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì chủ thể quyền sở hữu công nghiệp có quyền gửi văn bản đề nghị đến Phòng Đăng ký kinh doanh để yêu cầu doanh nghiệp có tên xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp phải thay đổi tên doanh nghiệp cho phù hợp.
- Kèm theo văn bản đề nghị của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp phải có bản sao các giấy tờ sau đây:
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ giấy tờ của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp bị xâm phạm, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo yêu cầu doanh nghiệp có tên xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp phải thay đổi tên doanh nghiệp và tiến hành thủ tục đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra thông báo. Sau thời hạn trên, nếu doanh nghiệp không đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp theo yêu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề xử lý theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Trên đây là những quy định về tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và cách xử lý khi tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Nếu bạn còn bất cứ vướng mắc nào liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.