Chủ đề liên quan

Công ty Luật Hùng Thắng
Số điện thoại Công ty Luật Hùng Thắng
Liên hệ Công ty Luật Hùng Thắng

Có trường hợp mà người tham gia bảo hiểm không có nhu cầu tham gia BHXH được nữa mà muốn rút bảo hiểm. Trong Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trường hợp như trên gọi là bảo hiểm xã hội một lần. BHXH một lần là gì? Cần những gì để có thể rút BHXH? Luật sư tư vấn Luật bảo hiểm xã hội căn cứ  theo quy định tại Luật BHXH 2014; Nghị quyết số 93/2015/QH13 về việc thực hiện chính sách hưởng BHXH một lần đối với người lao động; Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH; Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về bảo hiểm bắt buộc;Thông tư số 23/2020/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH. Nội dung tư vấn như sau:

1. Điều kiện hưởng chế độ BHXH một lần

Theo khoản 1 Điều 60 Luật BHXH 2014 có quy định về điều kiện hưởng chế độ BHXH 1 lần:

  • Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội
  • Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
  • Ra nước ngoài để định cư;
  • Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
  • Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

2. Mức hưởng chế độ BHXH một lần

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

  • 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
  • 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
  • Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

3. Công thức tính chế độ BHXH 1 lần

Theo Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH có quy định số tiền theo chế độ BHXH 1 lần được tính theo công thức sau:

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần = (1,5 tháng x Mbqdt trước năm 2014x thời gian tham gia BHXH) + (2 tháng x Mbqdt sau năm 2014 x thời gian tham gia BHXH)

Trong đó:

Mức bình quân đầu tiền (Mbqdt) được tình bằng công thức:

Mbqdt = (Số tháng đóng BHXH * Tiền lương tháng đóng BHXH * Mức điều chỉnh hàng năm) /Tổng số tháng đóng BHXH

Mức điều chỉnh hằng năm đóng BHXH được quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 23/2020/TT-BLĐTBXH như sau:

Mức điều chỉnh hằng năm đóng BHXH

Mức điều chỉnh hằng năm đóng BHXH

  • Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
  • Trường hợp tính đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
  • Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

4. Ví dụ ứng dụng 

Ông L có thời gian đóng BHXH là từ 03/2015 đến tháng 12/2019 . BHXH một lần của ông L được tính như thế nào. Trong đó:

  • 3/2015 – 09/2017: 7tr/tháng
  • 09/2017 – 05/2018: 8tr/tháng
  • 06/2018 - 12/2019: 9tr/tháng

- Ông L đủ điều kiện hưởng BHXH một lần

- Tổng số thời gian tham gia BHXH: là 4 năm 9 tháng = 5 năm

- Do thời gian đóng BHXH của ông T đóng từ trước năm 2014 nên sẽ là 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

- Mức hưởng BHXH một lần của ông L đủ điều kiện nộp hồ sơ tháng 1/2020

Vậy mức hưởng BHXH một lần của ông L được tính như sau:

=> Mbqtl = [(9*7*1,17)+(12*7*1,14)+(9*7*1,1)+(4*8*1,1)+(5*8*1,06)+(7*9*1,06)+(12*9*1,03)] / 58= 9.000.000/tháng

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần = 2*9*5 = 90.000.000 đồng

Như vậy, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của ông L là 90.000.000 đồng

Kết luận: Nếu người lao động đủ điều kiện để hưởng chế độ BHXH 1 lần: đủ tuổi nghỉ hưu nhưng không đủ năm đóng BHXh thì người lao động có thể đóng tiếp BHXH cho đến khi đủ năm hoặc xin ở lại làm thêm để đủ số năm tham gia BHXH. Mọi thắc mắc liên quan tới bảo hiểm xã hội quý vị hãy liên lạc ngay với chúng tôi để được các chuyên viên luật, luật sư nhiều năm kinh nghiệm giải đáp và hỗ trợ kịp thời.

>>Xem thêm: Cách tra cứu BHXH


10/08/2021
Lịch trình cho

Tư vấn miễn phí

Công ty Luật Hùng Thắng chuyên tư vấn doanh nghiệp, tư vấn luật doanh nghiệp, tư vấn thành lập công ty, tư vấn pháp lý thường xuyên, tư vấn thay đổi đăng ký kinh doanh, tư vấn đất đai, tư vấn hợp đồng, tư vấn hôn nhân, tư vấn ly hôn, tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình, luật sư bào chữa..

19000185