Chủ đề liên quan

Công ty Luật Hùng Thắng
Số điện thoại Công ty Luật Hùng Thắng
Liên hệ Công ty Luật Hùng Thắng

Lao động người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được tham gia bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên lao động người nước ngoài không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội trong một số trường hợp. Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này? Bài viết dưới đây của Luật Hùng Thắng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Tại khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định như sau:

1. Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
2. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều này không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
b) Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 187 của Bộ luật Lao động.

Theo quy định trên, người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi:

  • Có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
  • Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.

Các trường hợp lao động người nước ngoài không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bao gồm:

-  Không có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;

-  Có hợp đồng lao động dưới 01 năm với người sử dụng lao động Việt Nam;

-  Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp

-  Áp dụng với nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng.

-  Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu: Từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là:

  • Lao động nam: Đủ 60 tuổi 03 tháng.
  • Lao động nữ: Đủ 55 tuổi 04 tháng.
  • Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

Trên đây là nội dung tư vấn về các trường hợp lao động người nước ngoài không thuộc đối tượng tham gia BHXH. Nếu còn vướng mắc cần tư vấn trực tiếp thêm về BHXH cho lao động nước ngoài hãy liên hệ với chúng tôi. Luật sư tư vấn luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc của bạn.

>> Xem thêm: Quy định về lao động người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

                       Tra cứu Bảo hiểm xã hội


09/10/2021
Lịch trình cho

Tư vấn miễn phí

Công ty Luật Hùng Thắng chuyên tư vấn doanh nghiệp, tư vấn luật doanh nghiệp, tư vấn thành lập công ty, tư vấn pháp lý thường xuyên, tư vấn thay đổi đăng ký kinh doanh, tư vấn đất đai, tư vấn hợp đồng, tư vấn hôn nhân, tư vấn ly hôn, tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình, luật sư bào chữa..

19000185