Chủ đề liên quan

Công ty Luật Hùng Thắng
Số điện thoại Công ty Luật Hùng Thắng
Liên hệ Công ty Luật Hùng Thắng

Trên thực tế có nhiều giao dịch dân sự do người không có thẩm quyền đại diện xác lập, thực hiện. Vậy hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện là gì? Bài viết dưới đây của Luật Hùng Thắng sẽ tư vấn cho bạn đọc về vấn đề này.

1. Đại điện là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015, đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

Tuy nhiên trường hợp pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó thì không được để người khác đại diện cho mình.

Người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định.

2. Hậu quả giao dịch dân sự không có quyền đại diện xác lập, thực hiện

Tại Điều 142 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hậu quả giao dịch dân sự do không có quyền đại diện xác lập, thực hiện như sau:

“Điều 142. Hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện
1. Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây:
a) Người được đại diện đã công nhận giao dịch;
b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;
c) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại diện.
2. Trường hợp giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện thì người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch.
3. Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch hoặc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
4. Trường hợp người không có quyền đại diện và người đã giao dịch cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.”

Theo quy định trên:

- Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện, xác lập , thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, tuy nhiên trừ một trong ba trường hợp sau:

  • Người được đại diện đã công nhận giao dịch. Trường hợp người được đại diện đã công nhận giao dịch đó thì quyền, nghĩa vụ của người được đại diện sẽ phát sinh với người thứ ba.
  • Người được đại diện biết mà không phản đối. Điều này đồng nghĩa với với việc người được đại diện đã chấp nhận giao dịch đó, và đồng ý để giao dịch đó diễn ra làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của mình với người thứ ba.
  • Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại diện. Trường hợp này người được đại diện phải chịu trách nhiệm về lỗi của mình với người thứ ba trong giao dịch do người không có thẩm quyền đại diện xác lập, thực hiện. Khi đó quyền, nghĩa vụ của người được diện vẫn phát sinh với người thứ ba trong giao dịch dân sự.

- Người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình (trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch). Đây là quy định nhằm bảo vệ quyền lợi cho bên thứ ba khi thực hiện giao dịch dân sự.

- Bên thứ ba có quyền đơn phương đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với người không có quyền đại diện (trừ trường hợp người được đại diện đã đồng ý giao dịch hoặc người thứ ba biết, phải biết về giao dịch không có thẩm quyền mà vẫn tham gia).

- Người không có quyền đại diện và bên thứ ba phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại cho người được đại diện nếu hai bên cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà gây thiệt hại cho người được đại diện.

Trên đây là nội dung tư vấn về hậu quả giao dich dân sự không có quyền đại diện. Trường hợp bạn còn vướng mắc cần tư vấn trực tiếp hãy liên hệ với chúng tôi. Luật sư tư vấn của Luật Hùng Thắng luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc của bạn.

>> Có thể bạn quan tâm: Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật

                                          Điều kiện giao dịch dân sự có hiệu lực


14/09/2021
Lịch trình cho

Tư vấn miễn phí

Công ty Luật Hùng Thắng chuyên tư vấn doanh nghiệp, tư vấn luật doanh nghiệp, tư vấn thành lập công ty, tư vấn pháp lý thường xuyên, tư vấn thay đổi đăng ký kinh doanh, tư vấn đất đai, tư vấn hợp đồng, tư vấn hôn nhân, tư vấn ly hôn, tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình, luật sư bào chữa..

19000185