Vi phạm chế độ một vợ, một chồng và hình thức xử lý
Vậy pháp luật quy định hình thức xử lý như thế nào để bảo vệ chế độ hôn nhân một…
Căn cứ theo khoản 14 Điều 70 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 thì Đương sự có quyền Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo quy định pháp luật.
Đương sự trong vụ án dân sự theo khoản 1 Điều 68 BLTTDS 2015 là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Theo định pháp luật, những trường hợp sau đây phải thay đổi Thẩm phán:
Người thân thích của đương sự là người có quan hệ sau đây với đương sự:
Căn cứ: Khoản 2 Điều 13 Nghị quyết 03/2013/NQ-HĐTP.
Có căn cứ rõ ràng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ là ngoài các trường hợp được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 46 của BLTTDS thì trong các trường hợp khác (như trong quan hệ tình cảm, quan hệ thông gia, quan hệ công tác, quan hệ kinh tế,...) có căn cứ rõ ràng để có thể khẳng định là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Ví dụ: Hội thẩm nhân dân là anh em kết nghĩa của nguyên đơn; Thẩm phán là con rể của bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Thủ trưởng cơ quan nơi vợ của Thẩm phán làm việc,... mà có căn cứ rõ ràng chứng minh là trong cuộc sống giữa họ có mối quan hệ tình cảm thân thiết với nhau, có mối quan hệ về kinh tế,...
Cũng được coi là có căn cứ rõ ràng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ nếu trong cùng một phiên toà xét xử vụ án dân sự Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và Thư ký Tòa án là người thân thích với nhau hoặc nếu Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên được phân công xét xử phúc thẩm vụ án dân sự có người thân thích là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên đã tham gia xét xử sơ thẩm, phúc thẩm vụ án đó.
Căn cứ: khoản 3 Điều 13 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP.
Trước khi mở phiên tòa, theo quy định pháp luật, việc thay đổi Thẩm phán do Chánh án Tòa án quyết định.
Trường hợp Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì thẩm quyền quyết định việc thay đổi Thẩm phán như sau:
Tại phiên tòa, việc thay đổi Thẩm phán do Hội đồng xét xử quyết định.
Đương sự chuẩn bị đơn đề nghị thay đổi Thẩm phán gửi tới Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, trong đơn ghi rõ lý do và căn cứ của việc đề nghị thay đổi.
Sau đó, Chánh án Tòa án xem xét và giải quyết đơn đề nghị của đương sự
Trường hợp có căn cứ cho việc thay đổi Thẩm phán thì Chánh án Tòa án ra quyết định thay đổi Thẩm phán và thông báo thay đổi Thẩm phán cho các đương sự theo Mẫu số 17-VDS Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP.
Trường hợp đương sự yêu cầu thay đổi Thẩm phán tại phiên tòa, thì việc thay đổi Thẩm phán do Hội đồng xét xử quyết định sau khi nghe ý kiến của Thẩm phán bị yêu cầu thay đổi.
Hội đồng xét xử thảo luận tại phòng nghị án và quyết định theo đa số.
Trường hợp phải thay đổi Thẩm phán thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa.
Chánh án Tòa án có thẩm quyền quyết định cử Thẩm phán thay thế.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hoãn phiên tòa, phiên họp, Chánh án Tòa án phải cử người khác thay thế.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Hùng Thắng về vấn đề thay đổi Thẩm phán giải quyết vụ án dân sự. Nếu có bất cứ vấn đề pháp lý nào cần được giải đáp, Luật Hùng Thắng luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những thông tin cần thiết.
Vui lòng liên hệ CÔNG TY LUẬT HÙNG THẮNG nếu còn những vướng mắc, chưa rõ hoặc tư vấn pháp lý khác để được tư vấn cụ thể.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT HÙNG THẮNG
Địa chỉ: 10-A9, Tập thể Bộ Công an, Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội
VP Hà Nội: Số 202 Mai Anh Tuấn, Thành Công, Ba Đình, Hà Nội
VP Hà Tĩnh: 286 Nguyễn Du, TP Tĩnh, Hà Tĩnh
Điện thoại: +(84) 2438 245 666 // Email: info@luathungthang.com .