Chủ đề liên quan

Công ty Luật Hùng Thắng
Số điện thoại Công ty Luật Hùng Thắng
Liên hệ Công ty Luật Hùng Thắng

Tạm giữ phương tiện giao thông là một trong những biện pháp được cơ quan chức năng áp dụng để thực hiện trách nhiệm và nhiệm vụ của họ. Vậy pháp luật quy định về tạm giữ phương tiện giao thông như thế nào? Hiện nay, có rất nhiều lỗi vi phạm bị tạm giữ phương tiện giao thông. Bài viết dưới đây của Luật Hùng Thắng sẽ phân tích về vấn đề này. 

1. Các trường hợp tạm giữ phương tiện giao thông

Khoản 1 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về các trường hợp tạm giữ phương tiện như sau:

- Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt;

- Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;

- Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt với trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền nhưng cá nhân, tổ chức không có Giấy phép lái xe hoặc các giấy tờ liên quan đến phương tiện để tạm giữ cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt.

Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:

- Việc tạm giữ phương tiện phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành.

- Trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần, sau khi nộp tiền phạt lần đầu thì người vi phạm được nhận lại phương tiện bị tạm giữ.

2. Thời hạn tạm giữ phương tiện giao thông

Khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định rõ về thời hạn tạm giữ phương tiện giao thông như sau:

“ Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.”

Theo đó, Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định rõ thời gian tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài nhưng tối đa không quá 30 ngày và chỉ áp dụng đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh.

Sau đó, nếu xem xét thấy vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì: 

- Người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cho thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn;

- Việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

Như vậy, tổng cộng thời gian này sẽ là không quá 60 ngày kể từ ngày tạm giữ phương tiện.

3. Thẩm quyền tạm giữ phương tiện giao thông

Khoản 3 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định về thẩm quyền tạm giữ phương tiện giao thông như sau:

“3. Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Chương II Phần thứ hai của Luật này thì có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.”

Theo đó, Chương II Phần thứ 2 của Luật Xử lý vi phạm hành chính mà cụ thể hơn là tại Điều 38 và Điều 39 thì thẩm quyền được tạm giữ phương tiện được quy định như sau:

- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã được tạm giữ phương tiện có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng;

- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện được tạm giữ phương tiện có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;

- Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ được tạm giữ phương tiện có giá trị không vượt quá 25.000.000 đồng;

- Giám đốc Công an cấp tỉnh được tạm giữ phương tiện có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng.

Như vậy, tùy thuộc vào giá trị của phương tiện và tính chất vụ việc mà thẩm quyền tạm giữ phương tiện sẽ được trao cho từng đối tượng khác nhau thực hiện. Người ra quyết định tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính có trách nhiệm bảo quản phương tiện đó.

Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi cung cấp đến bạn về vấn đề tạm giữ phương tiện giao thông của bạn. Để được tư vấn cụ thể hơn bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Hùng Thắng để được hỗ trợ.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT HÙNG THẮNG

Địa chỉ: 10-A9, Tập thể Bộ Công an, Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội.

VP Hà Nội: Số 202 Mai Anh Tuấn, Thành Công, Ba Đình, Hà Nội.

VP Hà Tĩnh: Số 286 Nguyễn Du, TP Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.

Điện thoại: +(84) 2438 245 666  //  Email: info@luathungthang.com.


04/03/2021
Lịch trình cho

Tư vấn miễn phí

Công ty Luật Hùng Thắng chuyên tư vấn doanh nghiệp, tư vấn luật doanh nghiệp, tư vấn thành lập công ty, tư vấn pháp lý thường xuyên, tư vấn thay đổi đăng ký kinh doanh, tư vấn đất đai, tư vấn hợp đồng, tư vấn hôn nhân, tư vấn ly hôn, tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình, luật sư bào chữa..

19000185