Nồng Độ Cồn Bao Nhiêu Thì bị Xử Phạt?
Trong kết quả xét nghiệm máu của em trai em là 1,4mg/dl, trong khoảng giá trị bì…
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Quang Huy. Về thắc mắc của bạn liên quan tới vấn đề Sử dụng ô (dù) khi tham gia giao thông 2021 phạt bao nhiêu, chúng tôi xin được giải đáp qua bài viết dưới đây:
- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Theo điểm c Khoản 3 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:
“ Điều 30. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy
...
3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Đi xe dàn hàng ngang;
b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
d) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;
đ) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
e) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.”
Theo đó, việc sử dụng ô (dù) khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy là hành vi không được thực hiện.
3.1. Mức xử phạt lỗi sử dụng ô (dù) khi điều khiển xe máy
Trường hợp 1: Chở người ngồi trên xe có sử dụng ô (dù)
Hành vi ngồi sau xe máy, xe đạp sử dụng ô (dù) là hành vi vô cùng phổ biến khi tham gia giao thông. Để hạn chế tình trạng này, pháp luật đã đưa ra những chế tài như sau:
- Căn cứ điểm g khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt điều khiển xe mô tô, xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ thì mức xử phạt đối với hành vi sử dụng ô (dù) khi tham gia giao thông bị xử phạt như sau:
+ Hành vi chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù) sẽ phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi này.
Trường hợp 2: Người điều khiển xe trực tiếp sử dụng ô (dù)
Trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông trực tiếp sử dụng ô (dù) sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn và vì vậy mức xử phạt cũng sẽ cao hơn.
- Căn cứ quy định tại điểm h khoản 4 điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
+ Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.
Ngoài ra, theo quy định tại điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, nếu vi phạm quy định này mà gây ra tai nạn thì bạn còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Trong trường hợp phương tiện điều khiển là xe đạp hoặc xe đạp máy, kể cả nếu bạn là người điều khiển xe sử dụng ô (dù) hoặc bạn chở người ngồi trên xe có sử dụng ô (dù) thì đều sẽ bị xử phạt tiền với mức phạt theo quy định tại điểm h Khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
“ Điều 8. Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
h) Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù), điện thoại di động; chở người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù);”
Như vậy, trường hợp sử dụng ô (dù) kể cả trong trường hợp phương tiện điều khiển là xe đạp, xe đạp máy sẽ bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.
Trên đây là toàn bộ nội dung mà Luật Hùng Thắng tư vấn đến bạn. Để được tư vấn cụ thể hơn bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT HÙNG THẮNG
Địa chỉ: 10-A9, Tập thể Bộ Công an, Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội.
VP Hà Nội: Số 202 Mai Anh Tuấn, Thành Công, Ba Đình, Hà Nội.
VP Hà Tĩnh: Số 286 Nguyễn Du, TP Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.
Điện thoại: +(84) 2438 245 666 // Email: info@luathungthang.com