Hành vi gây rối trật tự công cộng bị xử lý thế nào?
Hành vi gây rối trật tự công cộng có mức xử phạt cao nhất lên đến 5.000.000 đồn…
Xử lý vi phạm hành chính cần đảm bảo tính công bằng, minh bạch, thực hiện đúng quy định pháp luật. Vậy những hành vi bị nghiêm cấm trong xử lý vi phạm hành chính được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật. Theo đó, tại Điều 12 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm trong xử lý vi phạm hành chính như sau:
- Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử phạt vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
- Ban hành trái thẩm quyền văn bản quy định về hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước và biện pháp xử lý hành chính.
- Không xử phạt vi phạm hành chính, không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc không áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
- Xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính không kịp thời, không nghiêm minh, không đúng thẩm quyền, thủ tục, đối tượng quy định tại Luật này.
- Áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả không đúng, không đầy đủ đối với hành vi vi phạm hành chính.
- Can thiệp trái pháp luật vào việc xử lý vi phạm hành chính.
- Kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
- Sử dụng tiền thu được từ tiền nộp phạt vi phạm hành chính, tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt tiền, tiền bán, thanh lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và các khoản tiền khác thu được từ xử phạt vi phạm hành chính trái quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
- Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
- Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị xử phạt vi phạm hành chính, người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, người bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính.
- Chống đối, trốn tránh, trì hoãn hoặc cản trở chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Trên đây là những hành vi bị nghiêm cấm trong xử phạt vi phạm hành chính, nếu thực hiện những hành vi này cá nhân vi phạm và người có thẩm quyền xử phạt đều phải chịu trách nhiệm. Trường hợp bạn đọc còn vướng mắc cần tư vấn trực tiếp hãy liên hệ với chúng tôi. Luật sư tư vấn của Luật Hùng Thắng luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc của bạn.
>> Xem thêm: Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính