Những tội danh phải chịu trách nhiệm hình sự khi mới chuẩn bị phạm tội
Những tội danh phải chịu trách nhiệm hình sự khi mới chuẩn bị phạm tội
Thứ nhất, yêu cầu giám định kỹ thuật hình sự ngày càng cao, nếu không có đơn vị giám định sẽ phát sinh những bất cập về thời hạn điều tra.
Theo quy định tại Điểm g Khoản 3 Điều 3 Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2014 thì khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn “Điều tra các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, các tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp theo quy định của luật”.
Theo đó, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đang thực hiện điều tra 38 tội danh xâm phạm hoạt động tư pháp, các tội phạm về tham nhũng, chức vụ theo quy định của Bộ luật hình sư năm 2015. Các khó khăn, vướng mắc trong giải quyết các vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp, tham nhũng, chức vụ, nhất là các vụ án tham nhũng vừa qua thường do các trưng cầu giám định là chính.
Thứ hai, việc có thêm tổ chức giám định tư pháp công lập về kỹ thuật hình sự giúp người yêu cầu giám định, người trưng cầu giám định có thêm sự lựa chọn khi có nhu cầu giám định.
Theo Luật Giám định tư pháp năm 2012 (Luật hiện hành đang có hiệu lực), tổ chức giám định tư pháp công lập về kỹ thuật hình sự có 3 cơ quan (thuộc Bộ Công an và Bộ quốc phòng), bao gồm: Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an, Phòng Kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh và Phòng Giám định kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng. Do đó, để tăng sự lựa chọn cho người yêu cầu giám định, người trưng cầu giám định thì việc có thêm là Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện nhiệm vụ giám định về âm thanh, hình ảnh từ các dữ liệu điện tử là cần thiết. Hơn nữa, điều này cũng tăng khả năng đối chiếu chéo kết quả giám định giữa các tổ chức giám định với nhau trong trường hợp có nghi vấn về kết quả giám định, có thêm cơ sở để kiểm chứng lại kết quả giám định của cơ quan giám định trước.
Thứ ba, bổ sung chức năng giám định tư pháp cho VKSND tối cao góp phần tránh oan sai.
Việc bổ sung cơ quan giám định thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao xuất phát từ yêu cầu tránh oan sai và được quy định từ khoản 7 Điều 165 Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2015 khi nói về mối quan hệ giữa Viện kiểm sát với cơ quan điều tra. Theo đó, Viện kiểm sát trong quá trình kiểm sát hoạt động điều tra thì có quyền trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra trong trường hợp để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi xét phê chuẩn lệnh, quyết định của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc trường hợp phát hiện có dấu hiệu oan, sai, bỏ lọt tội phạm, vi phạm pháp luật mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục hoặc trường hợp để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi quyết định việc truy tố.
Hơn nữa, từ ngày 01/01/2020, các cơ quan tố tụng sẽ thực hiện ghi âm, ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can trên toàn quốc. Trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu của tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp làm sai lệch kết quả giám định,… từ đó góp phần minh bạch, chống oan sai trong hoạt động điều tra, xét xử. Do đó, chức năng giám định âm thanh, hình ảnh từ dữ liệu điện tử của VKSND tối cao càng trở nên cần thiết.
Tuy nhiên, nếu bổ sung quy định “Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao” là một trong các tổ chức Giám định tư pháp thì cũng cần có phương án xử lý khi một vụ việc giám định kỹ thuật hình sự bằng hình ảnh, âm thanh có sự sai khác giữa các kết quả của các cơ quan giám định thì sẽ lấy kết quả của bên nào.
Nếu còn vướng mắc liên quan đến căn cứ pháp lý và sự cần thiết của việc bổ sung chức năng giám định tư pháp cho VKSND tối cao hoặc những tư vấn pháp lý khác, vui lòng liên hệ CÔNG TY LUẬT HÙNG THẮNG để được tư vấn cụ thể.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT HÙNG THẮNG
Địa chỉ: 10-A9, Tập thể Bộ Công an, Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội.
VP Hà Nội: Số 202 Mai Anh Tuấn, Thành Công, Ba Đình, Hà Nội.
VP Hà Tĩnh: Số 286 Nguyễn Du, TP Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.
Hotline: 19000185 Email: info@luathungthang.com.