Chủ đề liên quan

Công ty Luật Hùng Thắng
Số điện thoại Công ty Luật Hùng Thắng
Liên hệ Công ty Luật Hùng Thắng

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước. Vậy doanh nghiệp phải nộp những loại thuế nào? Thời hạn nộp từng loại thuế của doanh nghiệp ra sao? Công ty Luật Hùng Thắng sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích sau.

Căn cứ pháp lý

  • Luật quản lý thuế 2019;
  • Luật Thuế giá trị gia tăng 2008, sửa đổi 2013;
  • Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016;
  • Nghị định 139/2016/NĐ-CP;
  • Nghị định 126/2020/NĐ-CP;
  • Thông tư 151/2014/TT-BTC;
  • Thông tư 78/2014/TT-BTC;

1. Lệ phí môn bài

Lệ phí môn bài là khoản thuế phí đầu tiên mà doanh nghiệp phải nộp ngay sau khi được thành lập.

Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về mức thu lệ phí môn bài của doanh nghiệp như sau:

“1. Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

a) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;

b) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;

c) Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.”

Đối với những doanh nghiệp được thành lập từ 01/07 hàng năm thì chỉ phải đóng một nửa mức lệ phí môn bài theo quy định của Nghị định 139/2016/NĐ-CP.

Khoản 9 Điều 18 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01 hàng năm. Trường hợp tổ chức mới ra hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc mới thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh thì thời hạn nộp lệ phí môn bài là 30 ngày kể từ ngày được thành lập hoặc là ngày cuối cùng có tháng nếu phát sinh hoạt động sản xuất, kinh doanh.

2. Thuế giá trị gia tăng (Thuế GTGT)

Tùy theo phương pháp tính thuế GTGT doanh nghiệp lựa chọn mà mức thuế suất thuế GTGT cũng khác nhau.

- Đối với trường hợp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Công thức tính thuế GTGT doanh nghiệp phải nộp là:

Thuế GTGT

phải nộp

=

Giá tính thuế của hàng hóa,

dịch vụ bán ra

x

Thuế suất

thuế GTGT

Số thuế GTGT đầu vào

được khấu trừ

Thuế suất thuế GTGT theo phương pháp tính này là 0%, 5% và 10% đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Chi tiết về các mức thuế suất xem tại điều 8 Luật Thuế GTGT 2008, khoản 3 điều 1 Luật Thuế GTGT sửa đổi 2013 và khoản 2,3 điều 3 Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014.

- Đối với trường hợp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp 

Công thức tính số thuế GTGT doanh nghiệp phải nộp như sau:

Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu x Tỷ lệ % tính thuế GTGT

Doanh thu để tính thuế GTGT là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm cả khoản phụ thu, phí thu thêm mà doanh nghiệp được hưởng.

Tỷ lệ % tính thuế GTGT được quy định với các ngành, nghề theo Thông tư 219/2013/TT-BTC như sau:

  • Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%;
  • Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
  • Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;
  • Hoạt động kinh doanh khác: 2%.

3. Thuế thu nhập doanh nghiệp (Thuế TNDN)

Theo Điều 17 Thông tư 151/2014/TT-BTC, căn cứ kết quả sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện tạm nộp số thuế thu nhập doanh nghiệp của quý chậm nhất vào ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế; doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý.

Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

Thuế TNDN

phải nộp

=

(

Doanh thu

Thu nhập

được miễn thuế

Các khoản lỗ được kết

chuyển từ các năm trước

)

x

Thuế suất

Mức thuế suất thuế TNDN được quy định tại Thông tư 78/2014/TT-BTC như sau:

Lĩnh vực hoạt động

Thuế suất thuế TNDN

Tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam

32-50%

Tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm

(gồm: bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm trừ dầu khí)

50%

Nếu tài nguyên quý hiếm có từ 70% diện tích được giao trở lên ở địa bàn có

điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mục địa bàn ưu đãi thuế TNDN

40%

Các lĩnh vực còn lại (áp dụng với cả mức doanh thu >=20 tỷ và <20 tỷ)

20%

Ngoài các mức thuế trên, một số doanh nghiệp đặc biệt thuộc các ngành nghề được khuyến khích phát triển hoặc doanh nghiệp được đặt tại địa bàn khó khăn sẽ được hưởng các ưu đãi về thuế. Các doanh nghiệp này có thể được áp mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10%, miễn phí thuế hoặc giảm 50% số thuế TNDN phải nộp. Chi tiết xem tại Thông tư 78/2014/TT-BTC và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008,  Luật Thuế TNDN sửa đổi bổ sung 2013.

4. Thuế Thu nhập cá nhân (Thuế TNCN)

Thuế TNCN là loại thuế đánh vào thu nhập của cá nhân nhưng doanh nghiệp đã chi trả phần thu nhập này thì phải tiến hành khấu trừ thuế TNCN của người lao động trước khi thực hiện chi trả. Nói theo cách dễ hiểu hơn, người lao động đang nhận lương, hoa hồng,… từ công ty thì công ty phải khấu trừ thuế TNCN (nếu thu nhập của người lao động thuộc trường hợp phải tính thuế TNCN) trước khi chi trả phần tiền lương, hoa hồng này cho người lao động. Và doanh nghiệp bạn bắt buộc phải kê khai và nộp số tiền thuế TNCN (đã khấu trừ vào lương của người lao động) vào ngân sách nhà nước.

5. Thuế xuất nhập khẩu

Theo Điều 3 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Tùy theo loại mặt hàng xuất nhập khẩu của công ty mà có các phương pháp tính thuế khác nhau.

- Đối với mặt hàng áp dụng thuế suất %:

Thuế XNK

phải nộp

=

Số lượng đơn vị từng

mặt hàng thực tế XNK

x

Giá tính thuế

x

Thuế suất

Trong đó:

  • Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế XNK: số lượng đơn vị thực tế ghi trên tờ khai hải quan
  • Giá tính thuế: xem tại Thông tư 39/2015/TT-BTC
  • Thuế suất: xem tại Phụ lục đính kèm Thông tư số 182/2015/TT-BTC

-  Đối với mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối:

Thuế XNK phải nộp

=

Số lượng đơn vị từng

mặt hàng thực tế XNK

x

Mức thuế tuyệt đối

x

Tỷ giá tính thuế

Lịch nộp tờ khai và báo cáo thuế năm 2021 được quy định trong Luật Quản lý thuế 2019, Thông tư 156/2013/TT-BTC, Thông tư 39/2014/TT-BTC, Thông tư 151/2014-TT-BTC, Thông tư 302/2016/TT-BTC và Nghị định 139/2016/NĐ-CP.

6. Thời hạn nộp báo cáo thuế và tờ khai thuế hàng năm sẽ theo bảng sau:

Loại giấy tờ

Thời hạn nộp (Hạn cuối)

Theo tháng

Theo quý

Theo năm

Thuế môn bài

   

30/1

Thuế GTGT

Ngày 20 của tháng sau

Ngày 30 của tháng đầu quý sau

 

Thuế TNCN

Ngày 20 của tháng sau

Ngày 30 của tháng đầu quý sau

 

Thuế TNDN

 

Chỉ phải nộp số tiền tạm tính

Không phải nộp tờ khai

 

Báo cáo tình hình

sử dụng hóa đơn

Ngày 20 của tháng sau

Ngày 30 của tháng đầu quý sau

 

Báo cáo tài chính &

Quyết toán thuế TNDN, TNCN

   

Trong vòng 90 ngày kể từ ngày kết

thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính

(Hạn cuối là 30 hoặc 31/3)

Trên đây là những loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp năm 2021 thời hạn thực hiện việc kê khai, nộp thuế, nếu bạn còn vướng mắc liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ.

>>Xem thêm: Thủ tục mở lại mã số thuế doanh nghiệp bị đóng


02/02/2021
Lịch trình cho

Tư vấn miễn phí

Công ty Luật Hùng Thắng chuyên tư vấn doanh nghiệp, tư vấn luật doanh nghiệp, tư vấn thành lập công ty, tư vấn pháp lý thường xuyên, tư vấn thay đổi đăng ký kinh doanh, tư vấn đất đai, tư vấn hợp đồng, tư vấn hôn nhân, tư vấn ly hôn, tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình, luật sư bào chữa..

19000185