Mức lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng kể từ ngày 20/11/202…
Theo đó, từ ngày 20/11/2024, việc áp dụng lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam c…
Lợi dụng tình hình dịch bệnh covid-19 đang diễn biến phức tạp, đã có sự gia tăng đáng kể các vụ lừa đảo trực tuyến liên quan đến COVID-19. Chúng tôi muốn giữ cho bạn an toàn bất cứ khi nào bạn trực tuyến. Các mẹo trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phát hiện và ngăn chặn các mối đe dọa của các vụ lừa đảo, gian dối.
1. Các hình thức lừa đảo liên quan đến COVID‑19
- Ăn cắp thông tin cá nhân: Các cá nhân lừa đảo sẽ hỏi nhiều thông tin cá nhân ví dụ như địa chỉ, chi tiết tài khoản ngân hàng, số PIN thẻ ngân hàng để giúp bạn chỉnh sửa hợp đồng bảo hiểm, hoặc để truy tìm tiếp xúc
- Tiếp thị các sản phẩm và dịch vụ lừa đảo: Các bên thứ ba sẽ mời chào bạn với các giảm giá lớn cho khẩu trang hoặc bán thuê bao hàng tháng để truy cập vào các trang dịch vụ giải trí
- Giả mạo công chức chính quyền: Bên lừa đảo giả danh nhân viên hoặc cán bộ từ cơ quan chính phủ để tuyên truyền thông tin về COVID‑19
- Bán sản phẩm y tế không minh bạch: Bán các bài chữa bệnh, bộ đồ nghề kiểm tra bệnh án, nước rửa tay hoặc khẩu trang nhưng không giao hàng
- Giả mạo kêu gọi ủng hộ từ thiện: Kêu gọi ủng hộ từ thiện từ tổ chức phi chính phủ, bệnh viện hoặc các tổ chức khác liên quan đến COVID‑19 không có chứng nhận
>> Cảnh báo lừa đảo tiêm chủng COVID-19
2. Các mẹo để tránh lừa đảo liên quan đến COVID‑19
- Cảnh giác về cách các bên lừa đảo tiếp cận bạn: Bên lừa đảo đang lợi dụng có rất nhiều thông tin truyền thông về COVID‑19 để nguỵ danh họ là các truyền thông chính thống. Ngoài email, bên lừa đảo còn có thể sử dụng tin nhắn, cuộc gọi tự động và các trang web bẩn để tiếp cận bạn. Xem thêm tại đây
- Luôn kiểm tra thông tin từ các nguồn tin chính thống: Bên lừa đảo thường sẽ giả mạo các nguồn thông tin chính thống và đáng tin cậy. Bạn cần trực tiếp truy cập vào các trang web chính thống (ví dụ: Bộ y Tế và WHO) để có các thông tin mới và chính xác nhất về tình hình COVID‑19
- Luôn thận trọng khi nhận được các yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc tài chính, cân nhắc cẩn thận trước khi quyết định chia sẻ các thông tin đó: Nếu bạn nhận được các yêu cầu không rõ nguồn gốc, bạn nên dành thời gian để đánh giá và cân nhắc nội dung chi tiết trong yêu cầu. Bên lừa đảo thường sẽ yêu cầu bạn chia sẻ thông tin nhiều hơn mức cần thiết, ví dụ như các thông tin truy cập, thông tin về tài khoản ngân hàng và địa chỉ. Họ cũng có thể sẽ yêu cầu bạn chuyển tiền online.
- Ủng hộ trực tiếp thông qua các tổ chức từ thiện: Sẽ có những mánh khóe lừa đảo lợi dụng lòng tốt của bạn để giả mạo các tổ chức từ thiện hoặc kêu gọi bạn ủng hộ cho các hoạt động phòng chống COVID‑19. Để đảm bảo quỹ ủng hộ của bạn sẽ đến được tay các tổ chức chính thống, bạn có thể lên trực tiếp trang web của họ thay vì ủng hộ qua đường link nhận được từ một bên thứ ba.
- Kiểm tra đường link và địa chỉ email người gửi trước khi mở hoặc truy cập: Các đường link giả mạo thường sẽ đội lốt các trang web chính thống bằng cách chèn thêm các từ ngữ hoặc ký tự. Nếu nội dung truyền thông bạn nhận được có các lời kêy gọi như "Nhấp chuột vào đây," bạn nên di chuột trên đường link (nhưng nhớ cẩn thận không nhấp vào) để xem xét đường link một cách kĩ hơn. Các đường link và địa chỉ email giả mạo thường sẽ có lỗi chính tả, hoặc có các kí tự và chữ số rác.
- Tìm xem các mánh khoé lừa đảo này đã bị báo cáo chưa: Nếu bạn nhận được một tin nhắn lừa đảo, khả năng lớn là có nhiều người khác cũng đã nhận được tin nhắn tương tự. Bạn nên sử dụng các công cụ tìm kiếm để kiểm tra xem nội dung tin nhắn, email người gửi, số điện thoại người gửi đã có ai báo cáo chưa.
- Củng cố thêm một tầng lớp bảo mật nữa cho các tài khoản của bạn: Để bảo vệ thông tin tốt hơn, bạn có thể áp dụng tính năng xác nhận truy cập bằng hai bước cho các tài khoản của bạn. Thông tin sẽ được bảo mật hơn khi người truy cập cần phải đi qua hai bước để vào được tài khoản như: bước 1 - sử dụng mật khẩu; bước 2 - sử dụng một công cụ bạn mang theo người (như điện thoại, hoặc chìa khoá bảo mật).
Kết luận: Bài viết chia sẻ mẹo bảo vệ bạn khỏi các vụ lừa đảo COVID 19, Hãy chia sẻ thông tin này với người thân, bạn bè, để giúp mọi người an toàn khi trực tuyến và tránh các vụ lừa đảo COVID‑19 trực tuyến. Hãy báo cáo các vụ lừa đảo về Dịch bệnh COVID - 19 khi bạn thấy nghi ngờ đến các trang chống lừa đảo chính thống hoặc cho cơ quan có thẩm quyền gần bạn.
>> Xem thêm: Quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Nguồn: Google