Chủ đề liên quan

 Vốn đầu tư là gì?

Vốn đầu tư là gì ? Vốn đầu tư là số tiền vốn được huy động tập chung được sử dụn…

Công ty Luật Hùng Thắng
Số điện thoại Công ty Luật Hùng Thắng
Liên hệ Công ty Luật Hùng Thắng

Lừa đảo là hành vi gian dối để làm người khác tin nhằm thực hiện những mục đích vụ lợi, trái pháp luật. Lừa đảo là thuật ngữ khoa học pháp lý được mọi người sử dụng rộng rãi ở trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.

Động cơ của người thực hiện hành vi lừa đảo là nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác hoặc làm cho người khác do hiểu sai sự thật mà tin tưởng ủng hộ mình. Để thực hiện thành công việc chiếm đoạt những của cải, tài sản của người khác, thì người có hành vỉ lừa đảo thường sử dụng những lời nói gian dối như: thuyết trình, giới thiệu, quảng cáo rất hay, rất tốt nhưng không đúng về bản chất của vật hoặc của sự việc mà vẫn làm cho người có tài sản hoặc người có trách nhiệm giữ tài sản rất tin tưởng vào những lời thuyết trình, giới thiệu, quảng cáo đó là sự thật để rồi mua bán, trao đổi, cho tặng hay bàn giao những tài sản của mình hoặc ủng hộ, giúp đỡ cho người lừa đảo được toại nguyện.

Người lừa đảo còn sử dụng các thủ đoạn và các hành vi gian dối khác như: giả danh - hoá trang cho mình giống như những người có uy tín, có chức vụ, quyền hạn, có địa vị cao trong xã hội để làm cho người có tài sản tin tưởng tuyệt đối vào họ. Thậm chí người lừa đảo còn làm giả các loại văn bản, công văn, giấy tờ, chứng chỉ...; còn giả mạo cả chữ kí của những người có thẩm quyền, giả mạo ra cả những con dấu của các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội nhằm thu phục sự tin tưởng tuyệt đối của những người có của cải để chiếm đoạt bằng được những tài sản của họ hoặc là để nhiệt tình ủng hộ, giúp đỡ mình.

Khái Niệm Tội Lừa Đảo

Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 và Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, các hành vi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác là hành vi vi phạm pháp luật, tùy vào tính chất, mức độ và hậu quả nghiêm trọng của hành vi sẽ bị xử lý hành chính hoặc xử lý luật hình sự lừa đảo chiểm đoạt tài sản theo quy định pháp luật,

Quy định xử phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Xử phạt hành chính

Hành vi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP,

  • Phạt tiền lên đến 2.000.000 đồng, ngoài ra còn bị tích thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
  • Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1; Điểm c, đ, e Khoản 2 Điều này.
  • Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Xử lý luật hình sự lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác sẽ bị xử lý hình sự về "Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản" theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, với khung hình phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì hình phạt tù cao nhất lên đến tù chung thân. Cụ thể :

- Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;


- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Có Thể Bạn Quan Tâm

Cảnh báo các dạng lừa đảo
Lừa đảo qua mạng bị xử phạt thế nào?
Phân biệt tội lừa đảo và tội lạm dụng tín nhiệm
Quy Định Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản

 


20/11/2021
Lịch trình cho

Tư vấn miễn phí

Công ty Luật Hùng Thắng chuyên tư vấn doanh nghiệp, tư vấn luật doanh nghiệp, tư vấn thành lập công ty, tư vấn pháp lý thường xuyên, tư vấn thay đổi đăng ký kinh doanh, tư vấn đất đai, tư vấn hợp đồng, tư vấn hôn nhân, tư vấn ly hôn, tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình, luật sư bào chữa..

19000185