Chủ đề liên quan

Công ty Luật Hùng Thắng
Số điện thoại Công ty Luật Hùng Thắng
Liên hệ Công ty Luật Hùng Thắng

Công ty cổ phần và công ty TNHH 2 thành viên trở lên đều là những loại hình doanh nghiệp có nhiều thành viên/cổ đông tham gia góp vốn. Vậy những điểm giống và khác nhau giữa hai loại hình doanh nghiệp này là gì? Trong bài viết này, Luật Hùng Thắng sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc trên.

1. Khái niệm công ty cổ phần và công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Khoản 1 Điều 111 Luật doanh nghiệp 2020 quy định:

“1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.”

Khoản 1 Điều 46 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: “1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật này. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật này.”

Như vậy, có thể thấy cả công ty cổ phần và công ty TNHH 2 thành viên trở lên đều là loại hình doanh nghiệp có nhiều thành viên tham gia góp vốn vào công ty và các thành viên công ty chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp. Vậy giữa hai loại hình doanh nghiệp này có những điểm giống và khác nhau như thế nào?

2. Những điểm giống nhau giữa công ty cổ phần và công ty TNHH 2 thành viên trở lên
  • Đều có tư cách pháp nhân từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Đều chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp
  • Đều được phát hành trái phiếu.
  • Thời hạn góp vốn: Trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Thành viên/cổ đông có thể là tổ chức hoặc cá nhân.
  • Có thể có 01 hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.
  • Số vốn góp không đủ và không đúng hạn được coi là khoản nợ đối với công ty.
3. Những điểm khác nhau giữa công ty cổ phần và công ty TNHH 2 thành viên trở lên

-  Về số lượng thành viên

  • Công ty cổ phần có tối thiểu 03 cổ đông và không hạn chế số lượng cổ đông tối đa. Cổ đông công ty cổ phần có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
  • Công ty TNHH 2 thành viên có tối thiểu là 02 thành viên và tối đa là 50 thành viên là cá nhân hoặc tổ chức.

-  Về cơ cấu tổ chức và quản lý công ty

  • Công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác: 

Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát. 

Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty.

  • Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH 2 thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát. Trường hợp có ít hơn 11 thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty.

-  Về cấu trúc vốn và huy động vốn

  • Trong công ty cổ phần: Vốn điều lệ được chia thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần và được ghi nhận bằng cổ phiếu. Công ty cổ phần có thể huy động vốn bằng cách chào bán cổ phần cho các cổ đông hiện hữu trong công ty, chào bán cổ phần riêng lẻ cho cá nhân, tổ chức khác hoặc chào bán cổ phần ra công chúng.
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có thể tăng vốn bằng việc huy động thêm vốn góp của các thành viên trong công ty hoặc huy động thêm vốn từ các cá nhân, tổ chức khác. Việc huy động thêm vốn từ các cá nhân, tổ chức khác không làm ảnh hưởng đến loại hình doanh nghiệp của công ty.

-  Về việc chuyển nhượng phần vốn góp

  • Trong công ty cổ phần: Có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác trừ một số trường hợp theo quy định của pháp luật. Việc thay đổi thông tin của cổ đông công ty không cần phải thông báo lên Phòng Đăng ký kinh doanh.
  • Trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Các thành viên có quyền chuyển nhượng vốn thông qua hình thức sau:

Mua lại vốn góp: Thành viên công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình. Nếu công ty không mua lại phần vốn góp thì thành viên đó có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người khác không phải là thành viên.

Chuyển nhượng phần vốn góp: Được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn góp của mình cho người khác (nếu thành viên trong công ty không mua).

 

Danh mục tham khảo

- So sánh công ty TNHH 1 thành viên và 2 thành viên


13/04/2021
Lịch trình cho

Tư vấn miễn phí

Công ty Luật Hùng Thắng chuyên tư vấn doanh nghiệp, tư vấn luật doanh nghiệp, tư vấn thành lập công ty, tư vấn pháp lý thường xuyên, tư vấn thay đổi đăng ký kinh doanh, tư vấn đất đai, tư vấn hợp đồng, tư vấn hôn nhân, tư vấn ly hôn, tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình, luật sư bào chữa..

19000185