Kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp không chính xác sẽ bị xử lý như thế nào?…
Luật doanh nghiệp đã đặt ra quy định nghiêm cấm đối với một số hành vi gây ảnh h…
Luật doanh nghiệp 2020 có hiệu lực thi hành từ 01/01/2021 đã có nhiều quy định đổi mới, đặc biệt là quy định về thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Trong bài viết này, Luật Hùng Thắng sẽ hướng dẫn các thủ tục đăng ký doanh nghiệp thành lập công ty.
Thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp
Bước 1: Chuẩn bị thông tin, giấy tờ trước khi thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp
- Thông tin về loại hình doanh nghiệp muốn thành lập;
- Đặt tên cho doanh nghiệp và tra cứu tên doanh nghiệp để tránh gây trùng hoặc gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp khác;
- Lựa chọn địa chỉ đặt trụ sở doanh nghiệp;
- Lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp;
- Lựa chọn mức vốn điều lệ phù hợp với khả năng và nhu cầu;
- Thông tin về các thành viên tham gia thành lập công ty và người đại diện theo pháp luật.
Chuẩn bị các giấy tờ liên quan đến thành viên công ty như sau:
- Trường hợp thành viên công ty là cá nhân:
+ Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
+ Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
- Trường hợp thành viên công ty là tổ chức:
+ Quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác.
+ Văn bản ủy quyền cho người được ủy quyền quản lý phần vốn góp đối với trường hợp cổ đông công ty là tổ chức.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty
Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau thì hồ sơ thành lập doanh nghiệp cũng sẽ khác nhau. Vì vậy, bạn cần phải lưu ý về loại hình doanh nghiệp mình lựa chọn để chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp, công ty cho phù hợp.
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp, công ty có thể được nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc nộp qua mạng trên trang “Cổng thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp”.
Bước 4: Kiểm tra, xem xét tình hợp lệ của hồ sơ
Trong thời hạn 3 ngày làm việc, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ xử lý hồ sơ cho công ty, doanh nghiệp. Nếu hồ sơ hợp lệ thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp trong vòng năm ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Bước 5: Nhận kết quả thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty
Sau khi hồ sơ thành lập doanh nghiệp, công ty đã hợp lệ, người nộp hồ sơ đến bộ phận 1 cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả hoặc có thể đăng ký nhận kết quả qua đường bưu điện.
Bước 6: Khắc dấu công ty
Hiện nay, theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020: Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây: Tên doanh nghiệp và Mã số doanh nghiệp. Sau khi khắc dấu, doanh nghiệp có thể sử dụng luôn mà không cần Thông báo mẫu dấu lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo quy định cũ.
1. Thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp phải đóng thuế gì?
- Lệ phí môn bài: Bạn phải đóng thuế môn bài từ 2.000.000 đồng – 3.000.000 đồng mỗi năm, tùy vào mức vốn điều lệ ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Hiện tại doanh nghiệp được miễn thuế môn bài cho năm đầu tiên, nghĩa là nếu bạn thành lập doanh nghiệp trong năm 2021 thì sẽ được miễn thuế môn bài 2021. Tuy nhiên, đối với hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được miễn lệ phí môn bài trong 03 năm đầu.
- Thuế giá trị gia tăng (VAT): Đối với các doanh nghiệp dao động ở các mức 0% - 5% - 10% (tùy từng loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh của doanh nghiệp)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Căn cứ vào doanh thu của doanh nghiệp trong năm, thường doanh nghiệp, công ty phải đóng 20% trên tổng lợi nhuận cuối năm. Nếu doanh thu từ trên 20 tỷ đồng thì thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%. Riêng doanh nghiệp, công ty có hoạt động kinh doanh như tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam - Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp từ 32% - 50%.
- Thuế thu nhập cá nhân: Doanh nghiệp đóng thay cho người lao động, thường từ 10% của phần thu nhập trên 11.000.000đ/tháng.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt: Đối với công ty, doanh nghiệp kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, phải đóng thuế theo quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 như: Thuốc lá, rượu, bia, xe ô tô dưới 24 chỗ,…
- Thuế tài nguyên: Áp dụng cho các ngành hạn chế sử dụng, nhằm bảo vệ môi trường như xăng dầu, than, túi ni lông, thuốc diệt cỏ, diệt mối,...
- Thuế xuất - nhập khẩu: Doanh nghiệp, công ty thực hiện đóng thuế này nếu có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài.
2. Đặt tên công ty trùng với một công ty khác được không?
Trả lời:
Bạn KHÔNG được đặt tên công ty, doanh nghiệp trùng với một công ty khác. Tên công ty là duy nhất đã được công nhận. Để tránh nhầm lẫn, bạn không thể đặt tên công ty trùng với một công ty đã thành lập trước và vẫn đang hoạt động. Đây là cách đặt tên công ty và những lưu ý khi đặt tên công ty, doanh nghiệp theo đúng quy định pháp luật.
3. Tôi có thể cùng lúc đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh không?
Trả lời:
Căn cứ theo quy định Luật Doanh nghiệp 2014, ngoài những ngành, nghề pháp luật cấm kinh doanh thì các doanh nghiệp khi thành lập có quyền tự do kinh doanh những ngành nghề có điều kiện trong phạm vi được phép kinh doanh. Do đó, doanh nghiệp, công ty CÓ THỂ đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh cùng một lúc.
4. Khi thành lập công ty, doanh nghiệp có cần phải chứng minh vốn điều lệ không?
Tùy vào quy mô hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp chủ động tự đăng ký vốn điều lệ và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung kê khai. Tuy nhiên, thực tế thì các công ty, doanh nghiệp không cần phải chứng minh vốn điều lệ khi thành lập mới, nhưng nếu có vấn đề gì phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh, bạn phải chịu trách nhiệm trên số vốn mình đã đăng ký.
5. Cách xác định và lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp khi mới thành lập công ty là gì?
Trả lời:
Các loại hình công ty, doanh nghiệp được đăng ký phổ biến hiện nay là:
- Công ty TNHH một thành viên
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên
- Công ty cổ phần
- Doanh nghiệp tư nhân
- Công ty hợp danh
Các loại hình công ty đều có thể chuyển đổi qua lại được nên khi bạn chưa xác định được lựa chọn loại hình phù hợp thì sau khi hoạt động ổn định bạn hoàn toàn có thể chuyển đổi loại hình cho phù hợp hơn nếu cần.